Thứ Hai, 1 tháng 7, 2013

“Người yêu” chung phòng

Những lần cậu và “gấu” dỗi nhau, tớ lại trở thành nơi cho cậu xả ấm ức. Suốt một ngày mặt mày cậu bí xị, tớ buồn cười quá những rồi lại lên kế hoạch để hai đứa giảng hòa.

Này cô bạn cùng phòng ơi, chúng mình chính thức trở thành “người yêu” từ hôm nay nhé! Ăn cùng một nồi cơm, nằm cùng một cái gối, phải yêu nhau nhiều hơn cả người yêu nữa đấy. Chúng ta đã là người một nhà rồi, nên không được bỏ rơi nhau đâu(du hoc nhat ban). Mà người yêu thì có thể bỏ, ruột thịt trong nhà thì không đâu, nhớ nhé!
Những lần nổi hứng ra khỏi nhà và lang thang giữa đêm, đứng trên thành cầu hú hét, nhảy nhót ầm ĩ chỉ vì cảm thấy quá tù túng. Bao nhiêu người chỉ trỏ hai đứa mình cứ như vật thể lạ, nhưng kệ ai muốn nghĩ gì thì nghĩ, chỉ tớ biết rằng cậu đang không được vui, và tớ biết làm gì hơn nữa? Chúng mình sẽ điên cùng nhau!
Những lần tớ lười nấu cơm, cậu cũng nằm dài ôm laptop mê mẩn mấy anh Hàn Quốc, hai cái bụng đói meo nhưng cứ ngoan cố nằm yên chẳng buồn nhúc nhích. Tớ nhìn cậu cau mày, cậu nhìn tớ than thở. Đến lúc dạ dày không cho phép nhịn nữa, hai đứa lại lê la hết quán này quán nọ ăn bù. Rồi bao nhiêu công sức giảm cân đổ xuống sông xuống bể, hai đứa cười xòa “có thực mới vực được đạo” chứ sao! Chúng mình cùng béo!
“Người yêu” chung phòng 1
Những lần hai đứa xuýt xoa về mấy anh diễn viên đẹp trai, rồi ôm ao ước về một chàng hoàng tử trong mơ như thế. Rằng đám cưới tớ sẽ làm phù dâu, còn cậu phải cười thật tươi bên chú rể. Chúng mình sẽ rạng rỡ cùng nhau! 
Rồi rằng nụ hôn đầu của tớ sẽ ở đâu, mối tình đầu của tớ phải là người như anh ấy. Những  bữa cơm mấy đứa con gái ngồi kể về những ước mong, về tên đứa con đầu lòng rồi về những chiều cuối tuần khi mà ngón tay đã mang nhẫn… Chúng mình đã đi qua những giấc mơ như thế, để không phí một thời thanh xuân.
Những lần cậu và tớ chẳng thèm nhìn mặt nhau, cũng chỉ vì tớ trẻ con còn cậu có phần hơi nóng tính. Nhà cửa không ai lau, bàn ăn cũng chẳng ai thèm dọn dẹp. Đến tên cậu tớ cũng chẳng muốn kêu! Mỗi đứa một góc như ở một thế giới riêng, mà ở đó thì đứa kia như tình địch. Thế mà chẳng hiểu sao ngưng đi một lúc, cậu và tớ lại nói “xin lỗi” cùng nhau!
Những lần cậu và “gấu” dỗi nhau, tớ lại trở thành nơi cho cậu xả ấm ức. Suốt một ngày mặt mày cậu bí xị, tớ buồn cười quá những rồi lại lên kế hoạch để hai đứa giảng hòa.
Có những hôm cậu ôm tớ khóc òa, chỉ vì những chuyên buồn, những trở trăn, và bon chen của cuộc sống.
Nghe bờ vai mình rung lên tiếng nấc, tớ thương quá rồi cũng khóc theo! Hai đứa con gái tự dặn nhau phải mạnh mẽ, rằng dù gì chúng mình cũng… có nhau.
Những lần thấy cậu đứng bần thần rồi nhìn xa xăm, new feeds tớ ngập những dòng cậu viết cho gia đình rồi bố mẹ. Tớ biết “người yêu” chung phòng đang nhớ nhà lắm! Nhưng nhà ở xa, vẫn có tớ ở gần ngay đây! Mẹ dặn rồi chúng mình đã là chị em, là người một nhà nên đừng quên nhau đấy nhé! 
Chúng mình đã đi qua một quãng đường để gắn bó với nhau hơn.(du hoc han quoc) Dù không đến từ một nơi nhưng giờ đã ngủ chung một chỗ. Dù mỗi đứa một tính nhưng giờ ăn mình cùng chung một bữa. Nên dẫu có chuyện gì cũng sẽ ở cạnh nhau!
Cảm ơn cậu nhé – bạn cùng phòng, tớ sẽ yêu cậu cho đến lúc nào tớ có… người yêu! 

Giới trẻ tự do ngôn luận: Đáng mừng hay đáng lo?

Hơn bao giờ hết, sự bùng nổ của internet và các mạng xã hội hiện nay đã và đang tạo (du hoc)điều kiện cho giới trẻ thể hiện quyền tự do ngôn luận của mình một cách sáng tạo và cá tính nhất.

Nhưng, đây là điều đáng mừng hay đáng lo thì lại là một câu chuyện khác.

Mừng thì có mừng…

Ấn tượng mạnh nhất trong các “tuyên ngôn” là chính kiến được thể hiện rõ ràng, thẳng thắn và vui nhộn. Bên cạnh đó, hình thức rõ ràng cũng là một điểm thu hút một lượng lớn fan, chẳng hạn như: bố cục, hiệu ứng âm thanh rõ ràng và ánh sáng đẹp. Nếu loạt clip của Nigahiga làm người xem cười ngả nghiêng, thu hút hàng chục triệu lượt xem thì Nguyễn Thành Phong, được biết đến dưới tên “Sát thủ đầu mưng mủ”, luôn là tâm điểm với các tranh biếm họa về nhiều vấn đề đa dạng, từ giao thông đến giáo dục, gia đình...
Giới trẻ tự do ngôn luận: Đáng mừng hay đáng lo? 1
Nigahiga (trái) và Nguyễn Thành Phong (phải).

… Nhưng cũng lo lắng

Tuy nhiên, không thể phủ nhận rằng một số “tuyên ngôn” mang đậm tính chất gây sốc. Nhiều trường hợp còn vướng phải tình trạng phát ngôn gây phản cảm, ngôn từ chợ búa. Hơn hết, việc theo dõi những “phát ngôn” trong trào lưu này đòi hỏi người xem phải có một ý kiến trung lập, trong việc đánh giá và tiếp thu tích cực.

Và chờ đón những nhân tố lạ
Giới trẻ tự do ngôn luận: Đáng mừng hay đáng lo? 2
Những hình biếm họa được chia sẻ trên fanpage của Karik

Cuối cùng, yếu tố “mới lạ” đóng vai trò trọng yếu trong việc khẳng định cá tính của các “phát ngôn viên”. Gần đây, có thể kể đến Karik, rapper trẻ với các hits “Ế” và “Rắc rối”, cũng nhiệt tình tham gia vào trào lưu này. Chẳng những bắn rap tốt, mà Karik đã làm các fan của mình bất ngờ và vô cùng thích thú khi chia sẻ các bức biếm họa trên trang Facebook cá nhân của mình(du hoc nhat). Trong đó tả lại việc cậu này rơi vào các tình huống dở khóc dở cười trong thang máy hay phòng karaoke cùng biểu hiện kỳ quặc của những người xung quanh. Tuy nhiên, nguyên nhân của những phản ứng kỳ quặc này này hãy còn là một ẩn số trong các cuộc thảo luận online.

Cận cảnh công việc thu hoạch dâu mùa hè của SV Việt tại Nga

Cảm giác tự tay thu hoạch từng quả dâu chín một nằm dài trên mặt đất mới thú vị làm sao. Và phần công mà bạn nhận được cũng rất đáng để thử đấy.

Một năm học khép lại cũng là lúc kỳ nghỉ hè bắt đầu. Mùa hè cũng là quãng thời gian để mỗi du hoc sinh có thể thoải mái thực hiện những dự định của riêng mình. Có bạn trở về Việt Nam thăm gia đình, có bạn muốn đi du lịch khám phá khắp nơi và cũng có những bạn chọn ở lại, tranh thủ kiếm công việc làm thêm để kỳ nghỉ hè của mình không nhàm chán và lãng phí. Chuyện du học sinh đi làm thêm hè không còn là điều mới mẻ, thậm chí giờ đây nó còn trở thành một nhu cầu tất yếu. Chính vì thế, những công việc dành cho sinh viên nước ngoài ở nơi đất khách quê người ngày càng phong phú. 

Ở Nga, theo luật, sinh viên nước ngoài không được phép đi làm nên cơ hội để được làm thêm ở các cửa hàng, nhà hàng hay các công ty của Nga là hoàn toàn không thể. Tuy nhiên trong thời gian gần đây, xuất hiện một công việc rất mới mẻ, thú vị, thu hút nhiều bạn trẻ tham gia và quan trọng nhất là ai cũng có thể làm, không phân biệt người nước ngoài hay người bản địa, đó là đi thu hoạch dâu tây cho các nông trường.

Lần này, các bạn sẽ được đến khu vườn dâu Lenin nằm bên rìa thành phố Moscow, và tận mắt chứng kiến công việc mùa hè khá thú vị tại đây. Để đến được vườn dâu Lenin, bạn chỉ cần đi đến ga tàu điện ngầm Domodedovskaya (Домодедовская), rồi lên mặt đất là sẽ có xe của công ty đợi đưa bạn đi đến tận vườn.

Cận cảnh công việc thu hoạch dâu mùa hè của SV Việt tại Nga 1
Ruộng dâu trải dài bất tận

Cận cảnh công việc thu hoạch dâu mùa hè của SV Việt tại Nga 2
Những quả dâu đỏ chín căng mọng trên đất

Cận cảnh công việc thu hoạch dâu mùa hè của SV Việt tại Nga 3
Đây là một công việc thú vị dành cho tất cả sinh viên tại Nga
Công việc này đặc biệt ở chỗ, nông trường sẽ trả công cho bạn không phải bằng tiền mà là 10% chính số dâu mà bạn thu hoạch được. Ngoài ra, bạn còn được phép thưởng thức những trái dâu chín mọng, tươi ngon ngay tại ruộng dâu. Chỉ cần có mặt đúng giờ tại điểm tập kết, xe của công ty sẽ đưa đón bạn miễn phí tới nơi thu hoạch. Ở đó, mỗi người sẽ được phân theo từng hàng để thu hoạch dâu tây trong khoảng 5 – 6 giờ đồng hồ. 

Cận cảnh công việc thu hoạch dâu mùa hè của SV Việt tại Nga 4

Bạn V.Anh cho biết: "Mỗi lần hái thì mình phải cẩn thận tuyệt đối, kiểu như nâng như trứng mà hứng như hoa vậy đó. Bởi vì dâu rất dễ dập nếu như bạn làm quá mạnh tay. Trung bình một buổi tụi mình có thể hái được hơn 10 thùng, nên sau khi đó phần công mình nhận được cũng khá nhiều. Tụi mình thường giữ lại một ít để ăn, và số còn lại sẽ mang đi bán lấy tiền". Năm nay là năm đầu tiên có hình thức đi làm trả công bằng dâu như thế này. Trước đó, nếu muốn đi hái dâu thì thường phải đi xa thành phố và phải trả tiền cho chủ để được vào vườn hái (những vườn dâu kiểu này mang tính dịch vụ picnic, dã ngoại), sau đó lại phải trả tiền cho số dâu mình hái để được mang về. Giá dâu ở Nga tuy vào giữa mùa nhưng vẫn rất đắt so với túi tiền sinh viên, dao động từ 200-250 rúp (140.000 -180.000/kg).

Thu hoạch những trái dâu chín tưởng chừng như nhẹ nhàng, đơn giản nhưng thực ra rất tốn sức và tỉ mẩn đấy chứ! Đặc biệt đối với những bạn chưa bao giờ làm nông thì đây thực sự là một trải nghiệm thú vị. Một ngày làm việc hăng say trên cánh đồng cũng sẽ giúp chúng ta phần nào hiểu được rằng để làm ra sản phẩm, người nông dân đã phải vất vả như thế nào.

Cận cảnh công việc thu hoạch dâu mùa hè của SV Việt tại Nga 5
Những quả dâu chín đỏ

Cận cảnh công việc thu hoạch dâu mùa hè của SV Việt tại Nga 6
Mọi người cứ thế mà hái những quả chín cho vào hộp

Cận cảnh công việc thu hoạch dâu mùa hè của SV Việt tại Nga 7
Công việc nhìn thì khá nhẹ nhàng, nhưng bạn cần phải cẩn thận và kiên nhẫn.

Cận cảnh công việc thu hoạch dâu mùa hè của SV Việt tại Nga 8
Trong phút chốc bạn sẽ hái được đầy cả hai thùng đầy dâu tươi

Cận cảnh công việc thu hoạch dâu mùa hè của SV Việt tại Nga 9
Cô bạn du học sinh Việt đang khoe chiến tích của mình - hoc bong du hoc

Cận cảnh công việc thu hoạch dâu mùa hè của SV Việt tại Nga 10

Cận cảnh công việc thu hoạch dâu mùa hè của SV Việt tại Nga 11
Mỗi buổi sau khi hái xong thì người quản lý ruộng dâu sẽ đến ghi chép, kiểm tra

Cận cảnh công việc thu hoạch dâu mùa hè của SV Việt tại Nga 12
Cận cảnh công việc thu hoạch dâu mùa hè của SV Việt tại Nga 13
Các thùng được tập kết một chỗ chuẩn bị lên đường

Cận cảnh công việc thu hoạch dâu mùa hè của SV Việt tại Nga 14

Cận cảnh công việc thu hoạch dâu mùa hè của SV Việt tại Nga 15
Đây thật sự là một công việc thú vị dành cho du học sinh tại Nga trong mùa hè năm nay.