Thứ Năm, 18 tháng 4, 2013

Tình bạn vĩnh cửu

Tôi học giỏi, chăm ngoan, còn bạn Võ Ngọc Tài, người ngay thẳng, hay phá phách nhưng chẳng làm tổn thương ai. Do yếu ớt nên tôi thường bị bạn bè ăn hiếp. Lúc ấy, Tài luôn là người đứng ra bảo vệ tôi.
 Tình bạn hai đứa khăng khít như hai anh em. Dù(du hoc duc) đi đâu và làm gì hai đứa đều có mặt cùng lúc. Do học lực yếu nên Tài phải học hệ bán công tại Trường THCS Lê Lai. Ỷ mình học trong lớp chuyên, tôi bắt đầu tránh mặt Tài vì sợ bạn cùng lớp chê cười. Nhân dịp sinh nhật lần thứ 13, Tài rủ tôi tan học đi chơi vì bạn có nhiều vé trò chơi miễn phí tại Công viên Văn hóa Đầm Sen. Nhớ lại tình bạn ngày xưa, tôi miễn cưỡng đi cùng.
Minh họa từ internet
Khi hai đứa đang chơi đùa vui vẻ trong công viên thì bất thình lình, ai đó đánh rất mạnh vào đầu bọn tôi từ phía sau. Hết hồn ngoái lại nhìn, tôi thấy 6 tên lưu manh cỡ 15, 16 tuổi hăm dọa, giở trò trấn lột. Run lẩy bẩy, tôi ngây thơ thành thật trả lời rằng không mang theo nhiều tiền. Trước tình huống đó, hai đứa hoảng sợ chạy tản ra. Do thể lực yếu, tôi dường như bị bọn chúng tóm được sau ít phút...
Tôi không đuổi kịp Tài. Vừa sợ hãi vừa run rẩy, tôi chạy nhanh vào Vương quốc mãng xà. Đang loay hoay tìm người lớn giúp đỡ thì bọn chúng đã vây quanh mình. Tưởng chừng tôi chẳng toàn mạng trở ra thì Tài đã quay lại cứu tôi. Chứng kiến tận mắt bạn bị bọn côn đồ đánh, lòng tôi đau như cắt. Được Tài mở đường, tôi lập tức thoát ra ngoài. Ba tên còn lại bám sát phía sau tôi.
May mắn thay, có hơn chục người vừa đi ra từ cổng Dòng sông cổ tích. Thấy vậy, tôi chạy và la toáng lên cầu cứu. Bọn chúng nhanh chóng tẩu thoát. Hai phút sau, tôi tìm thấy Tài ở nơi cũ. Mừng rỡ, tôi nắm chặt lấy tay bạn rồi đi về nhà.(hoc bong du hoc) Dù khuôn mặt bạn bị bầm tím nhiều nơi nhưng bạn vẫn lo lắng hỏi han tôi. Cảm kích trước hành động dũng cảm giải cứu bạn bè trong nguy nan, tôi thành thật nói lời xin lỗi vì thái độ không tốt của mình thời gian qua. Tài chỉ cười.
Sau hôm ấy, chúng tôi trở thành bạn rất thân của nhau. Thế rồi, Tài thôi học vào năm lớp 8. Dù chẳng còn cơ hội gặp lại nhau nhưng tôi đã biết thế nào là tình bạn. Do đối xử mọi người bằng tấm lòng chân thành mà giờ đây ai cũng quý mến tôi. Cảm ơn Tài cho tôi thấy chân lý của cuộc sống. Tôi sẽ không bao giờ quên bạn.

Gió đưa cành trúc la đà…

Người người từ bé đến già bỗng có việc làm thêm, thu nhập tương đối khá. Đến mỗi đầu tháng nhận được khoản tiền công kha khá và những bao gạo lớn,(du hoc han quoc) nhà nhà phấn khởi hát vang: 
“Gió đưa cành trúc la đà
Hồng Bàng là chị em là Tân Hưng”
 
Minh họa từ internet
Bạn bè hàng xóm đồng loạt nghỉ học để “đầu quân” cho hai hợp tác xã Hồng Bàng và Tân Hưng. Trang là đứa bạn thông minh học giỏi nhất xóm, nhất khối nhưng ba mẹ bạn ấy cũng động viên “Con gái mà học làm chi cho lắm”. Nó cũng đành ngậm ngùi xếp bút nghiên. Trang nghỉ một tuần thì thầy giáo chủ nhiệm đạp xe tìm lên nhà nó. Nó nấp đằng sau cánh cửa. Mẹ nó hứa với thầy sẽ cho nó học tiếp. Nó mừng quýnh. Nhưng khi thầy vừa ra khỏi nhà, mẹ nó và các cô hàng xóm xôn xao. Người thì bảo ông thầy thật tốt. Kẻ lại nói chẳng qua là ổng sợ bị thất nghiệp vì chẳng còn trò để dạy!
Mình nhân cơ hội đó qua xin với bố mẹ Trang cho Trang vừa tiếp tục đi học vừa làm mành trúc như mình. Bố của bạn nổi giận: “Để tao coi mày học có ra gạo bỏ vô nồi nấu không. Cả làng này có ai học mà thành ông to bà lớn nào đâu? Mày không thấy cả xã đều cho con nghỉ học đi làm đó sao?”.
Thế là mình chiều chiều lẻ loi cắp sách đến trường. Lạc bầy khi lủi thủi đi nhận trúc, nhận kẽm từ hợp tác xã. Còn lũ bạn hàng xóm đã trở thành những người thợ chuyên nghiệp.
Chuyện học đối với mình tương đối dễ dàng nhưng việc làm mành trúc của mình lại là cả một vấn đề khó khăn. Nếu chị gái mình không bị liệt chân, nếu bà nội mình mắt còn tinh thì mình đỡ nhọc nhằn biết mấy. Mình thường phải cuốc bộ xuống xưởng hơn 2 cây số đi về, lại không biết chen lấn, tranh giành phần. Có nhiều hôm đứng đợi mãi đến trưa thì hết trúc.(du hoc nhat ban) Đem được trúc được kẽm về nhà, bà nội mình cứ hăng hái tiên phong xâu mành. Nếu may mắn không nhầm màu thì cũng khó có thể nhỏ dần đều từ trên xuống dưới nên chị em mình phải tốn nhiều thời gian vừa khuyên mành vừa chỉnh sửa, nhiều khi không hiệu quả bằng tháo ra làm lại từ đầu nhưng chị em mình không nỡ làm Nội phật lòng.
Gió đưa cành trúc la đà/Tay trầy lưng trặt sao mà Nội ham?” là câu chị mình trại ra để xoa dịu mình trong một lần phát bực, nổi cáu vì Nội làm không tốt. Công đoạn cuối cùng đi giao hàng là nỗi ám ảnh mình lớn nhất. Mình tuổi 13, 14 thấp bé nhẹ cân nên phải “đánh vật” với tấm mành cao 2 m, rộng 1 m. Mình phải bắt ghế trèo lên rồi ra sức đưa mành treo lên giá cho người KCS săm soi. Cô ấy mặt khó đăm đăm, lẳng lặng ngắm qua và đưa kềm vào những chỗ chưa đạt. Có một lần mình ứa nước mắt đứng trước 2 tấm mành vừa bị bấm loang lổ. Mình biết sẽ không tài nào có thể hoàn tất chỉnh sửa, đóng gói nộp chúng rồi lội bộ về nhà ăn cơm để kịp đi học.
Những lần ấy Nội là người lo buồn nhất và đã mếu máo khóc. Mình ngậm ngùi tức cảnh làm thơ: “Gió đưa cành trúc la đà/Chiều mình nghỉ học chắc là Nội lo”. Bỗng mình nghe có tiếng trẻ nhỏ khóc thét lên ở phòng ngoài và chị Tư - một người bà con của mình - bước vào. Thì ra Nội đã nhờ chị Tư mới sinh con, đang nghỉ làm mành đến trợ giúp mình cho kịp giao hàng và kịp giờ mình đi học. Mọi người hiểu ra và nhìn hai bà cháu mình đầy ái ngại và thương cảm. Mình thở phào nhẹ nhõm bước ra khỏi cổng hợp tác xã.
Hơn hai mươi năm rồi kể từ buổi sáng đầy kỉ niệm ấy, mình về thắp nén nhang lòng bâng khuâng nhớ thương Nội vô bờ. Mình thấy sau làn khói mỏng Nội cười tươi hơn vì biết chị em mình đã có gia đình ổn định.
Các bạn và Trang giờ vẫn bươn chãi kiếm sống. Trang mới gọi điện khoe với mình vừa may mắn xin được chân làm tạp vụ cho một công ty thuốc trừ sâu tại địa phương sau nhiều năm bôn ba làm thợ may ở miền Nam. Mình nhắc nó chú ý động viên con học hành. Nó nói: “Ừ, biết rồi. Đời mình không học khổ lắm rồi, nhất định phải lo cho con học hành”.
Gió đưa cành trúc la đà
Nhờ Nội giúp sức cháu bà thành công
” là câu thơ mới nhất Trang nhắn gửi tặng mình. Nhất định mình sẽ đọc câu thơ này cho Nội nghe. 

Cô bé X không có ở nhà

Các ngôi trường ở gần nhau nên ngay từ cấp I tôi đã lân la làm quen với mấy thầy cấp III. Căn nguyên là bởi chứng ghiền đọc sách của tôi. Tôi mê sách, luôn thiếu sách đọc,(du hoc uc) mà mấy ông thầy giáo cấp III thì có nhiều sách nhất. Và cũng bởi chính mấy ông thầy độc thân xa nhà buồn hiu rất thích có trẻ con bầu bạn khi rời bục giảng. Trong đó, thầy Trịnh Xuân Hùng là thân thiết với tôi nhất.
Minh họa từ internet
Thầy Hùng trắng trẻo, cao ráo, thích âm nhạc và hát khá. Thầy nuôi mấy con chim bồ câu, và tôi lãnh việc tìm lúa cho chúng, mà vùng này khi ấy lúa nhiều. Và tôi được mượn bất cứ sách nào về đọc. Song kỷ niệm chính của tôi với thầy Hùng là ở chuyện khác.
Khi ấy, thầy thường đàn hát nghêu ngao những bản tình ca, và nói nhỏ với tôi về chị Hương, cũng là giáo viên (nhưng dạy tiếng Nga) ở trường trung học ngoài Huế. Lần đầu, tôi biết khi người đàn ông đang yêu là như thế nào.
Rồi thầy từ giã tôi trong một ngày đầu mùa hè, ba lô túi xách lên đường… Mấy ngày sau đó, tôi hí hoáy viết cho thầy một lá thư, cánh thư đầu tiên của tôi. Tôi viết về mấy con chim bồ câu và hỏi thăm về chị Hương, về cảnh trí ngoài ấy - nơi mà tôi biết nhiều qua sách. Buồn cười nhất là ở cuối thư, tôi tái bút nhờ thầy tìm giúp nhà một cô bé tên X, ở đường…. phường…, thành phố Huế, một cô bé xinh đẹp mà tôi biết… ở trong sách của Nhà xuất bản Kim Đồng. Bó tay! Mà khi ấy tôi làm gì biết được về sự hư cấu trong văn chương. Viết xong, tôi cẩn thận bỏ cánh thư vào một phong bì màu xanh, gửi đi và hồi hộp chờ đợi…
Vào một ngày đẹp trời, người bưu tá đạp xe lọc cọc(du hoc anh) vào xóm nghèo hỏi thăm tên tôi. Chú ấy qua khỏi nhà tôi, đạp đi gần cuối xóm tôi mới biết và đuổi theo mướt mồ hôi. Đơn giản vì xóm tôi ở hầu hết là bà con người Khmer, có người không rành tiếng Việt, cũng chẳng mấy ai biết họ tên thật của tôi, cũng chưa thấy bưu tá vào hẻm này bao giờ… Tôi đuổi theo và gọi to, vì đoán đấy là thư hồi âm của thầy Hùng. Chú phát thư dừng xe, nhìn tôi mỉm cười, hỏi và trao cho tôi cánh thư cũng màu xanh tuyệt đẹp có hình vẽ chiếc máy bay ở trên.
Về nhà, tôi hồi hộp bóc thư, đọc mê mãi. Thầy Hùng kể đủ thứ chuyện ngoài ấy, về dòng sông Hương thơ mộng, về ngôi trường cổ kính nơi chị Hương dạy. Thú vị nhất là chuyện về cô bé X mà tôi nhờ tìm. Thầy nói cô bé X đã đi đâu đó không có ở nhà, và đường vào nhà cô ấy cũng rất đẹp… Sau này, mỗi lần nhớ lại chi tiết này tôi tự cười một mình, đúng là thầy Hùng hiểu tâm lý trẻ con. Một cánh thư màu xanh, thế mà nó đã đi theo tôi cho đến bây giờ, lãng mạn lung linh như chuyện cổ tích, khơi gợi trong tâm hồn trẻ thơ những cảm xúc đẹp đẽ, ấm êm…
Sau đấy ít lâu, thầy Hùng cưới chị Hương và chuyển về ngoài ấy dạy. Không có thầy, tôi cũng không thường đến khu công thự cũ ấy nữa. Mấy con chim bồ câu thầy Hùng đã thả tung lên trời xanh trước lúc ra đi…
Sau này, khi học lên cao, hiểu về sự hư cấu và sáng tác văn học, song tôi vẫn thích thú với sự “hợp tác” của thầy dệt nên câu chuyện lãng mạn về cô bé X. Có thể gọi đấy là vốn liếng văn chương thầy cho tôi. Tôi viết ra và mong sao thầy Hùng đọc được, để cười một mình như ngày xưa thầy từng làm, mỗi khi có chuyện vui

Thư du học sinh: Tháng Tư xa nhà

Tôi học ở Sing đã được ba năm. Từ khi xa Hà Nội, cũng không còn được thấy tháng Tư  se lạnh. Nhớ quay quắt những cơn gió lạnh trái mùa. Người ta bảo rét đó là đặc ân Ngọc Hoàng ban cho con gái yêu, để chồng nàng mặc được chiếc áo nàng kì công may vá.

Nhưng với lũ học trò(du hoc) chúng tôi, đây là dịp tuyệt vời để dùng dằng những thú vui còn lại sau mùa đông. Gì thì gì, muốn đi ăn nem chua rán, ăn ốc nóng, ăn bánh gối, cũng phải có cái rét làm phụ họa. Không thì chán lắm.

Xa nhà, nhớ lắm, cái rét tháng tư... (Ảnh minh họa: Internet)
Xa nhà, nhớ lắm, cái rét tháng tư... (Ảnh minh họa: Internet)


Lũ chúng tôi tha hồ đi hóng gió lạnh tê tê, hì hụi gặm ngô nướng đến lọ lem mặt mũi. Rồi thì không ra đường thì có thể ngủ ngon trong chăn ấm, bên ngoài là gió rét mưa phùn. Không thì thức đọc sách và nhâm nhi một cốc cafe. Rét nàng Bân, với tôi là đặc sản mang đậm phong vị Việt.

Gọi điện về cho mẹ, mẹ bảo năm nay rét quá, áo ấm cất đi rồi lại phải mang ra. Được cái lạnh thế mỗi tối uống trà, xem ti vi rất thích. Mỗi sáng ăn xôi nóng của bác Nhân ngoài ngõ, cũng thấy ngon nghẻ hơn nhiều. Tự dưng nhớ mẹ quá. Nhớ căn bếp nhỏ ấm áp, cái nơi tôi được vui ngấm ngầm, được ăn những món mình thích, được thấy mẹ tất bật ra vào, được mắng yêu, được chờ đợi và thương yêu hết mực.

Có lần mẹ nói với tôi rằng: con gái vụng như tôi, muốn đan một cái khăn chắc cũng phải mất cả năm ấy. May mà tháng Tư có rét nàng Bân. Mơ hồ nhìn ra ngoài cửa sổ, ngày mới bắt đầu(du hoc singapore), mình vẫn còn đang mặc áo cộc tay. Không phải cây hoa sưa đầu ngõ. Không phải khói bốc lên từ hàng xôi bác Nhân. Không phải con đường nhỏ cây cao lá ngọc xanh rì. Lòng lại thầm ước: giá như...

Ngọc Hà (từ Singapore)

Công an xã “nạt” dân tiếp tục giật điện thoại, tát chủ phương tiện

Sau đoạn video clip ghi lại cảnh tổ công tác Công an huyện Lạng Giang (Bắc Giang) và công an xã Xuân Hương thực hiện kiểm tra hành chính người tham gia giao thông, trong đó một công an xã Xuân Hương xưng hô mày - tao, nạt nộ thiếu văn hóa với người dân,(bao ve) thì một đoạn video clip khác tiếp tục xuất hiện quay cảnh chính công an này còn thẳng tay giật điện thoại, tát thẳng mặt chủ phương tiện ngay giữa đường.
Công an xã thẳng tay tát vào mặt chủ phương tiện ngay giữa đường (ảnh cắt từ clip).

Công an xã thẳng tay tát vào mặt chủ phương tiện ngay giữa đường (ảnh cắt từ clip).
Theo đó, đoạn clip dài hơn 4 phút quay cảnh tổ công tác Công an huyện Lạng Giang và công an xã Xuân Hương kiểm tra hành chính các phương tiện tham gia giao thông. Một công an xã Xuân Hương và một người dân tranh cãi nhau về việc kiểm tra hành chính.
Thấy chủ phương tiện dùng điện thoại quay lại video clip tranh cãi, viên công an xã “nổi khùng” văng mày - tao rồi hùng hổ xông vào giật điện thoại di động, tát vào mặt chủ phương tiện bị kiểm tra ngay giữa đường.
Quá bất ngờ và bất bình về cách hành xử của công an viên, chủ phương tiện liên tục bày tỏ sự phẫn nộ. Tuy nhiên, người công an này vừa tát vào mặt chủ phương tiện lại chạy ra “cãi bay cãi biến” hành vi của mình bằng thái độ nạt nộ.
Sự việc chỉ dừng lại khi một công an viên khác ra can thiệp, ngăn cản. Điều đáng nói là sự việc xảy ra ngay giữa đường. Cả tổ công tác, trong đó có một công an mặc cảnh phục Trung úy thuộc Công an huyện Lạng Giang nhưng vị công an này cũng không hề can thiệp, mặc cho công an xã thực hiện hành vi.
Liên quan đến sự việc, ông Nguyễn Hoàng Tiến - Trưởng công an huyện Lạng Giang cho biết công an xã Xuân Hương trong đoạn clip trên là Nguyễn Văn Phương. Việc công an xã này xưng mày - tao, nạt nộ dân trước đó, công an huyện đã yêu cầu các bộ phận báo cáo và đã tổ chức kiểm điểm về hành vi này.
Tuy nhiên, ông Tiến tỏ ra bất ngờ và cho biết chưa được báo cáo việc công an xã giằng co, giật điện thoại, tát vào mặt dân. Ông Tiến cho biết đang giao cho Phó công an huyện Lạng Giang xác minh, làm rõ sự việc.
Công an viên xã này còn lớn tiếng mày - tao nạt nộ người dân.

Công an viên xã này còn lớn tiếng mày - tao nạt nộ người dân.
Trước đó như Dân trí đã đưa tin, một đôi nam nữ đang đi xe máy thì bị tổ công tác Công an huyện Lạng Giang yêu cầu dừng xe kiểm tra hành chính. Người đứng ra trực tiếp tiến hành kiểm tra là Trung úy Phạm Văn Huy, Công an huyện Lạng Giang.
Tuy nhiên, khi người điều khiển phương tiện yêu cầu được biết lỗi vi phạm trước khi xuất trình giấy tờ, Trung úy Huy không trả lời cụ thể mà chỉ nói rằng công an xã Xuân Hương kiểm tra giấy tờ.
Cùng lúc đó, một công an viên trong tổ công tác chạy lại lớn tiếng yêu cầu chủ phương tiện phải xuất trình giấy tờ. Lý do người này đưa ra là thấy đôi nam nữ đi nhanh thì..(bảo vệ). tuýt còi dừng xe. Trong khi công an viên này đang “đôi co” với đôi nam nữ thì một công an viên khác “nhanh chân” chạy lại rút chìa khóa chiếc xe máy.
Người điều khiển phương tiện hỏi đoạn đường quy định tốc độ bao nhiêu km/h, vị công an viên không trả lời mà chỉ kiên quyết cho rằng mình nhìn thấy xe đi nhanh. Bị chủ phương tiện “truy” lý do dừng xe, công an viên này bực tức quát nạt: “Mày không làm việc được với tao”, rồi đi vào phía trong khu vực tổ công tác.
Dân trí sẽ tiếp tục thông tin sự việc.
Anh Thế - Quốc Đô

Thi học sinh giỏi, 14 em bị... điểm 0

Mới đây, kết quả kỳ thi chọn học sinh giỏi (HSG) lớp 9 của tỉnh Tây Ninh, 79 học sinh dự thi môn toán thì có tới 14 em bị điểm 0. Nhìn qua danh sách,(du hoc singapore) có em thi vòng huyện đạt giải nhì, giải ba nhưng vẫn bị điểm 0 ở vòng tỉnh.
Điểm 3/20 vẫn chọn thi học sinh giỏi
Tìm hiểu kỹ nguyên nhân vì sao có sự trớ trêu từ kỳ thi chọn HSG cấp tỉnh này mới thấy các trường, phòng Giáo dục huyện, thị đã nhắm mắt đưa học sinh đi thi khi họ thấy rõ ràng học sinh mình không đủ năng lực, bằng chứng là có tới hai học sinh ở thị xã Tây Ninh bị điểm 3/20 môn toán vòng huyện vẫn có trong danh sách và dự thi vòng tỉnh (!). Hậu quả sau quyết định cho đi thi để đủ lực lượng này ai phải gánh chịu. Ban giám hiệu, lãnh đạo phòng Giáo dục hay Sở GD&ĐT của tỉnh?
Bốc đại cho đủ chỉ tiêu!
Ông Nguyễn Thành Nhân, Trưởng phòng Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục (Sở GD&ĐT tỉnh Tây Ninh), cũng bất ngờ và buồn với kết quả này. Ông nói: Thang điểm môn toán của hội đồng chấm thi HSG vòng tỉnh cũng có barem, học sinh làm tới đâu cho điểm tới đó, mà không hiểu sao 14 HSG kia không đạt được điểm nào dù chỉ 0,25 điểm. Một hiệu trưởng trường THCS ngay tại thị xã có tới hai HSG bị điểm 0 băn khoăn: “Ít ra công các em viết cũng được 0,5 điểm!”. Nghe vị hiệu trưởng này phân trần, chúng tôi vô cùng ngạc nhiên với cách “thương” học trò như thế này. Cô quên rằng thi HSG là để chọn những học sinh có khả năng học tập hơn học sinh bình thường, người ta tìm ra người giỏi và đánh giá cao người đã nhìn ra người giỏi chứ không phải kiểu ban phát tình thương vô trách nhiệm, có thi là có điểm như thế được.
Thi học sinh giỏi, 14 em bị điểm 0
Lý giải ban đầu về việc 14 HSG của tỉnh bị điểm 0, ông Đổng Ngọc Lập, Giám đốc Sở GD&ĐT tỉnh Tây Ninh, cho rằng đó là những em ở các huyện vùng sâu, vùng xa và thầy cô không đánh giá đúng thực lực của các em. Về phần giáo viên ở các huyện này cũng có hạn chế trong tiếp cận phương pháp dạy nâng cao, bồi dưỡng HSG theo yêu cầu của Sở. Tuy nhiên, xem danh sách 14 HSG bị điểm 0 thì ngay tại một trường THCS của tỉnh chỉ cách Sở GD&ĐT 1 km cũng có hai em HSG thi vòng thị xã chỉ đạt 3,25/20 điểm mà vẫn lọt vào đoàn thi HSG cấp tỉnh (?!). BGH trường này lý giải: “Chỉ tiêu của đoàn thị xã 20 em nhưng đến giờ cuối thì chỉ có 18 em nên thôi kệ, bốc hai em nằm trong danh sách HSG vòng thị xã (không đạt giải) đi thi cho đủ người theo yêu cầu của Sở, dù biết các em yếu kém”!
Tránh làm tổn thương học trò
Đến thời điểm này, theo tìm hiểu của phóng viên, lãnh đạo ngành giáo dục đã khẩn trương yêu cầu các trường không được để lọt thông tin 14 HSG bị điểm 0 ra ngoài vì sẽ ảnh hưởng đến tâm lý các em. Động thái này cũng cho thấy người lớn biết sai và đang sửa sai.
Khi chúng tôi đề cập đến việc gặp học sinh(du hoc canada) và thầy cô các em đã dạy bồi dưỡng để có cái nhìn khách quan hơn về kỳ thi chọn HSG cấp huyện, thị và cấp tỉnh, ông Lập buồn rầu: “Chúng tôi đã dám nhìn thẳng sự thật với báo chí về sự kiện, tìm giải pháp chấn chỉnh, tránh làm tổn thương học trò. Trước mắt, các thầy cô chủ nhiệm, giáo viên dạy trực tiếp các em phải động viên, lựa lời khéo léo nhất để các em không cảm thấy xấu hổ, mặc cảm. Qua đó, những năm học sau, việc chọn đội tuyển thi HSG cũng cần có sự đánh giá từ cấp Sở, hội đồng chuyên môn của Sở cho sát sao hơn trong công tác bồi dưỡng cũng như phương pháp học. ”
Chúng ta đang chờ kết quả nhìn nhận, đánh giá lại từ sự việc chọn nhầm HSG này từ ngành giáo dục tỉnh Tây Ninh.

Tác giả bức thư Thủy Tinh gửi Sơn Tinh chia sẻ bí quyết học Văn

Em Đào Thụy Thùy Dương - học sinh vừa đoạt giải Nhất toàn quốc thi viết thư UPU lần thứ 42.
Em Đào Thụy Thùy Dương vừa đoạt giải Nhất toàn quốc thi viết thư UPU lần thứ 42.
Qua báo Dân trí, em Đào Thụy Thùy Dương - học sinh lớp 6/10 Trường THCS Tây Sơn (Đà Nẵng) chia sẻ về niềm yêu thích học Văn và bức thư vừa đoạt giải Nhất toàn quốc viết thư UPU(du hoc anh) với chủ đề “Em hãy viết một bức thư để nói tại sao nước là quý”.
Thùy Dương cho biết, để tìm hiểu về giá trị của nguồn nước cho bài thi của mình, ngoài việc lắng nghe bài giảng của các cô giáo, về nhà, em lại lên mạng tìm đọc những kiến thức, thông tin về nguồn nước.
Cô bạn nhỏ chia sẻ: “Nhờ đó mà em hiểu được nguồn nước quý giá biết bao. Nước, ngay cả khi là lũ lụt, cũng mang lại lợi ích là mang phù sa về cho đất đai màu mỡ, mùa màng tươi tốt. Không có nước, cây cỏ sẽ héo khô, mà con người cũng không sống được. Hủy hoại nguồn nước cũng là hủy hoại nguồn sống của con người”…
Thậm chí, “Thủy Tinh” Thùy Dương viết trong bức thư gửi đến Sơn Tinh để nói về giá trị của nước với loài người: “Không có ta, thậm chí họ cũng không thể khóc được, vì không có nước mắt…”.
Cô học trò lớp 6 hồn nhiên chia sẻ: “Mới đầu, khi nhận được chủ đề của cuộc thi viết thư UPU năm nay là nước, em đã nghĩ là dễ dàng, vì nước rất gần gũi với con người. Nhưng khi bắt đầu làm bài thì em lại thấy khó vì không biết chọn cách nào để nói cho hết được giá trị của nguồn nước.
Em từng chọn cách hóa thân thành một giọt nước đi chu du khắp nơi và viết thư kể về những hành động ứng xử với nước của loài người mà giọt nước nhìn thấy. Nhưng thấy nhiều bạn cũng chọn cách này, em muốn hóa thân thành một nhân vật khác.
Khi đó, ở lớp, em vừa được học đến truyện Sơn Thinh - Thủy Tinh, em lại rất thích truyện cổ tích, truyền thuyết dân gian, thế là em muốn hóa thân thành thần nước Thủy Tinh gửi thư cho Sơn Tinh để nói lên giá trị của nước.
Có thể hóa thân thành giọt nước, lại có thể hóa thân thành Thủy Tinh để nói lên suy nghĩ của mình, nói về giá trị của nước. Em thích học Văn vì được thỏa sức tưởng tượng, sáng tạo”.
Thùy Dương chia sẻ: Em thích học Văn vì được thỏa sức sáng tạo.
Thùy Dương chia sẻ: "Em thích học Văn vì được thỏa sức sáng tạo".
Nói về cô học trò của mình, cô Phạm Thị Phong - giáo viên bộ môn Văn lớp 6/10 cũng nhận xét: “Thùy Dương không học tập chăm chỉ kiểu như học ngày học đêm. Nhưng em lại rất thông minh và sáng tạo. Như trong việc học Văn ở trường, em không học theo các bài văn mẫu, mà luôn tìm cách thể hiện riêng, rất sáng tạo.
Đây cũng là cách mà chúng tôi muốn định hướng cho các em học sinh (du hoc he)trong viêc học môn Văn, là khuyến khích các em sáng tạo, thể hiện cái tôi của mình bằng chính cách của mình, chứ không áp đặt. Mà để cho học trò được thể hiện mình, mới thấy các em bây giờ rất sáng tạo, như cách mà các em thể hiện qua các bài làm văn dạng mở như viết thư UPU”.
Thùy Dương và cô Phạm Thị Phong - giáo viên bộ môn Văn lớp 6/10 Trường THCS Tây Sơn (Đà Nẵng).
Thùy Dương và cô Phạm Thị Phong - giáo viên bộ môn Văn lớp 6/10 Trường THCS Tây Sơn (Đà Nẵng).
Luôn giữ bảng thành tích học tập ổn định với điểm Toán 9,0, điểm Văn 9,0, Thùy Dương "bật mí" về cách học của mình: “Em có dành thời gian khoảng 2 tiếng tự học ở nhà mỗi ngày. Nhưng nói chung thì nếu mình cứ học ngày học đêm thì cũng không tốt cho lắm. Nên ngoài giờ học, em còn chơi thể thao, như chơi bóng rổ. Em đã bắt đầu chơi bóng rổ từ năm học lớp 4. Các phong trào của lớp của trường, em đều có tham gia”.
Trò chuyện với chúng tôi, cô học trò lớp 6 còn bất ngờ chia sẻ: “Lớn lên, em ước mơ trở thành một thẩm phán, để có thể xét xử các vụ án một cách công minh, đem lại công bằng cho mọi người”. Ước mơ của Thùy Dương như em nói là vì em muốn được trở thành một người giống như ông của mình. Ông của Thùy Dương là một thẩm phán đã về hưu, “là người đã cho em rất nhiều bài học hay về cuộc sống xung quanh mình”.
Khánh Hiền
Theo Sở Công thương Hà Nội, mua ô tô, xe máy để đi lại là nhu cầu tất yếu của mỗi người nhưng sự phát triển quá nhanh của các phương tiện này là một trong những nguyên nhân gây ùn tắc giao thông, ô nhiễm môi trường đô thị. (dich vu ke toan)Vì vậy, sở này cho rằng việc xây dựng đề án sản xuất và tiêu dùng xe đạp nhằm giảm ùn tắc giao thông đô thị, tiết kiệm nhiên liệu, giảm ô nhiễm môi trường là việc làm cần thiết trong bối cảnh nền kinh tế gặp nhiều khó khăn, quy hoạch giao thông còn chưa hoàn chỉnh.
Xe đạp không đáp ứng được nhu cầu đi lại ở xã hội hiện nay
Xe đạp không đáp ứng được nhu cầu đi lại ở xã hội hiện nay
Trước đề xuất trên, Viện trưởng Viện Khoa học và Công nghệ giao thông vận tải (Bộ GTVT) Doãn Minh Tâm cho rằng, đây là ý tưởng tốt nhưng cách nghĩ đó còn quá thô sơ, đơn giản. “Đó là cách nhìn thiển cận. Xe đạp làm sao đáp ứng được ở một xã hội phát triển như hiện nay!” - ông Tâm nhìn nhận.
Ông Tâm giả định, nếu xe đạp thay thế ô tô, xe máy thì xây đường cao tốc cho ai đi và xã hội rất chậm chạp vì nó không hợp quy luật. Theo ông Tâm, kể cả phương án hạn chế xe ô tô cũng không phù hợp với xã hội phát triển.
“Tại sao xã hội phát triển đòi hỏi phải có đường cao tốc và vận chuyển nhanh vì nó phù hợp với quy luật của cuộc sống. Theo tôi xe thô sơ chỉ đáp ứng cho nhu cầu đi lại ở một khu phố. Nếu lấy nó áp đặt ra toàn xã hội thì hoàn toàn không phù hợp với quy luật phát triển”, Viện trưởng Viện Khoa học và Công nghệ giao thông vận tải nói.
Xe đạp thay ô tô, xe máy: Chỉ là cách nhìn thiển cận!
Kết quả bình chọn trên Dân trí cho thấy, 55% độc giả không đồng tình với đề xuất sử dụng xe đạp thay thế các phương tiện cơ giới
Theo ông Tâm, chắc chắn người làm lãnh đạo cũng nhận định đề xuất dùng xe đạp để hạn chế ùn tắc giao thông ở Hà Nội là không hợp lý. Những đề xuất đó ông Tâm cũng cho rằng chỉ ở góc độ tham khảo.
Đánh giá về đề xuất của Sở Công thương, không ít chuyên gia lo ngại tai nạn giao thông gia tăng vì đường phố Hà Nội không phù hợp với việc lưu thông quá nhiều xe đạp. PGS. TS Bùi Xuân Cậy - Chủ nhiệm khoa Công trình Đại học GTVT - cho rằng, xe đạp vận tốc thấp nên nếu dùng thay thế cho xe máy, ô tô là không hợp lý. “Hà Nội không có đường dành riêng, giờ để hàng loạt xe đạp chạy chung với đường ô tô, xe máy thì tai nạn sẽ tăng lên”, PGS. TS Bùi Xuân Cậy lo ngại.
Tốc độ xe đạp chậm nên nhiều người cũng cho rằng nếu lưu thông nhiều trên đường sẽ cản dòng phương tiện khác, gây tắc đường nghiêm trọng hơn vào giờ cao điểm. (tu van thanh lap cong ty)Điều này khiến một số người nhận định là đi ngược lại quy luật phát triển kinh tế - xã hội. “Xe đạp chiếm ít diện tích lòng đường nhưng lại đi rất chậm, điều này dẫn đến mật độ xe đạp lưu thông trên đường vào giờ tan tầm rất cao, rất dễ dẫn đến tắc đường”, một chuyên gia nhận định.
Cũng không thể phủ nhận lợi ích mà xe đạp đem lại như không tốn nhiên liệu, tránh ô nhiễm môi trường, nâng cao sức khỏe con người… Do vậy, một số chuyên gia cho rằng chỉ nên khuyến khích một số đối tượng sử dụng xe đạp, đặc biệt là học sinh.
Trúc Linh

Xá lạy Phật hay xá lạy… đại gia Bê!?

Sự ngang ngược đến lố bịch này đã khiến Thượng tọa Lý Hùng - Uỷ viên Hội đồng trị sự Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam phải thốt lên: “Gia đình ông Trầm Bê không phải là thần thánh mà được treo hình ảnh của mình giữa chánh điện chùa. Bởi khi phật tử đến chùa, đi ngang chánh điện, họ chắp tay xá lạy Phật chứ không phải xá lạy gia đình ông Trầm Bê.(dai ly thue) Ở đây hình ảnh của gia đình ông Trầm Bê treo như thế thì khác nào họ xá lạy gia đình ông này”.
Đành rằng việc góp công sức, tiền bạc để xây dựng miếu mạo, đình chùa là việc làm thiện nguyện, cần tôn trọng và khuyến khích. Song, nhà chùa không phải là tư gia và càng không phải cái chợ. Tôn trọng tự do tín ngưỡng cũng không có nghĩa là người có tiền muốn làm gì thì làm.
Những việc làm thiện nguyên phải xuất phát từ sự vô tư, trong sáng, không vụ lợi như lời của Thượng tọa Lý Hùng: “Làm thiện về cho mình thì chỉ hưởng cho mình, làm để cho thấy riêng mình thôi là điều Đức Phật không dạy”.
(MH: N. Diep) 
(Minh họa: Ngọc Diệp)

Tuy chưa có cơ sở để khẳng định có sự tiếp tay của nhà chùa trong vụ việc này nhưng cũng không khó để khẳng định không thể không có sự “thỏa thuận” từ hai phía. Chính sự “câu kết” giữa đại gia và nhà chùa đã biến việc làm gọi là “thành tâm, thiện nguyện”  thành việc làm hoen ố chốn tôn nghiêm, rối loạn đời sống tâm linh và tha hóa tín ngưỡng vốn là truyền thống của ngàn đời của người Việt.
Điều đáng lo ngại là không chỉ có ông Trầm Bê và ở Trà Vinh mà đang xuất hiện hiện tượng một số đại gia bỗng dưng giàu có, ỉ thế đông tiền, rửng mỡ mà làm những trò xằng bậy chốn tôn nghiêm.
Người viết bài này đã từng đến một ngôi chùa mà ở đó la liệt những câu lảm nhảm, thơ chẳng ra thơ, vè chẳng ra vè, được đóng khung, mạ vàng sáng chóe  mà tác giả của nó chính là vị doanh nhân - ông chủ của dự án này. Một nhà thơ đã thốt lên đầy chua chát: “Đến thời doanh nghiệp làm thơ – Nguyễn Du, Lý Bạch bây giờ… đi buôn”.
Tôn giáo không thể trở thành một thứ dịch vụ xã hội(dang ky kinh doanh) và càng không để cơ chế thị trường xô đẩy trong vòng quay mua - bán. Sự vụ lợi tiền bạc nơi cõi Phật sẽ tàn phá cõi linh thiêng.
Khi đồng tiền thao túng chốn chính trường là mối nguy của thể chế.
Khi đồng tiền thao túng chốn tâm linh làm rối loạn tâm linh.
Và thảm thương thay cho những cái đầu “trọc phú”, luôn ảo tưởng rằng có tiền mua là được cả tiên  Phật, sai bảo cả thần linh.
Hậu quả mà những đại gia rửng mỡ này nhận được không chỉ là sự khinh khi của cộng đồng mà còn nhận được những quả báo nhãn tiền nếu thế giới tâm linh là có thật, phải không các bạn?

Bùi Hoàng Tám

Dùng xe công làm việc riêng là hành vi tham nhũng!

Ngày 16/4, đoàn ĐBQH TP.HCM tổ chức hội thảo góp ý kiến về Dự án luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí (sửa đổi).
Tại hội thảo, ĐBQH Trần Du Lịch nói thẳng rằng hiện tượng cán bộ sử dụng xe nhà nước vào việc riêng rất nhiều: “Thứ 7, chủ nhật, từ đám cưới đến đám ma, về quê…(in bien lai thu hoc phi) cán bộ đều dùng xe nhà nước hết. Ai chống được cái này? Giờ phải làm từng cái cụ thể đi, tiết kiệm từng cái một. Tôi nghĩ, luật phải quy định cụ thể điều này, không phải chung chung nữa”.
Ông Lịch kể trong lần đi công tác ở Bắc Âu, ông đã gặp một nữ nghị sĩ rất nổi tiếng đạp xe đạp đi họp. “Ở các nước này, người ta đưa tiền lương để họ tự chi hết. Ở ta, chi phí cho xe công trừ vào tiền lương được không?”. Ông Lịch đặt vấn đề.
ĐB. Lịch còn đưa ra phép tính lương của một ông thứ trưởng hơn chục triệu đồng/tháng nhưng chi phí cho chiếc xe công mà ông này đi gấp 3 lần. Đó là những chi phí trả lương tài xế, phí bảo trì, bảo hiểm…
Trong khi đó, có bộ có tới hàng trăm chiếc xe công với đội ngũ lái xe cả trăm người.
Cách đây 6 năm, tháng 5-2007, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 59, chính thức cho phép các chức danh từ tương đương thứ trưởng trở xuống (ở cấp tỉnh là từ phó chủ tịch HĐND và UBND trở xuống) được khoán xe công.

(Minh họa: Ngọc Diệp)
(Minh họa: Ngọc Diệp)
Tháng 9-2007, Bộ Tài chính ban hành Thông tư 103, hướng dẫn cơ chế và cách tính chi phí khi thực hiện khoán xe công. Như vậy có thể nói, việc khoán xe công đã là một chính sách của nhà nước.
Bộ trưởng Tài chính Vũ Văn Ninh (nay là Phó Thủ tướng) khi đó đã vui mừng tuyên bố, nếu thực hiện khoán xe công thì sẽ tiết kiệm cho nhà nước khoảng 1.000 tỷ đồng.
Thế nhưng tiếc thay đã 6 năm qua, một chính sách thực hành tiết kiệm đúng đắn như vậy nhưng chỉ có duy nhất một người thực hiện. Đó là ông ông Trần Quốc Thuận, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội.
Việc ông Thuận nhận khoán xe công đã từng làm dư luận xôn xao, hi vọng từ đây sẽ dấy lên một phong trào thi đua tiết kiệm rộng khắp. Thế nhưng buồn thay, hầu như nó không nhận được bất cứ một sự hưởng ứng nào và cuối cùng lặng lẽ rơi vào im lặng. Để rồi giờ đây, khi ông Thuận đã về hưu, có lẽ ông là dấu chấm hết cho một chủ trương đúng đắn?
Lý giải nguyên nhân phá sản của một chủ trương tiết kiệm hàng ngàn tỉ cho ngân sách mỗi năm, người “lữ hành cô độc” Trần Quốc Thuận đã chua chát nói rằng: “Nguyên nhân chính là do chính sách đưa ra để ai chọn thì tự nguyện đăng ký, không bắt buộc... Thực tế, nhiều quan chức sử dụng xe công bất kể giờ giấc như đi giao dịch, đi xem nhà đất, đi lễ bái xin thần thánh thăng quan tiến chức… Mục đích cũng là để tạo khâu oai, sẽ thu được lời hơn”.
Một điều đáng ngạc nhiên nữa là đón bắt chủ trương trên, nhiều doanh nghiệp rất muốn tham gia loại hình dịch vụ này. Cục quản lý công sản Bộ Tài chính Phạm Đình Cường cho biết, ông đã trao đổi với một số ông chủ taxi, họ ngỏ ý sẵn sàng đầu tư đội xe sạch đẹp, văn minh lịch sự để phục vụ các quan chức nhà nước. Thậm chí họ cam kết nếu nhiều cơ quan nhà nước thực hiện, thì riêng tại Hà Nội và TP Hồ Chí Minh, xe dịch vụ sẽ có mặt sau 5 phút được yêu cầu.
Đất nước ta còn nghèo. Đồng bào vùng sâu, vùng xa nhiều nơi vẫn chưa đủ cơm ăn, áo mặc. Nhiều trẻ thơ vẫn chưa được đến trường. Hình ảnh các thầy cô giáo vùng cao phải bẫy chuột, bắt nhái, nòng nọc về “cải thiện” là hết sức đau lòng. Ngư dân ta đi biển còn không có tàu to, thuyền lớn để chống lại báo tố và sự ngông cuồng của Trung Quốc…
Nhất là trong tình hình kinh tế hiện nay, nhiều doanh nghiệp(in biên lai thu phí lệ phí) đang lâm vào cảnh phá sản, đời sống nhân dân đang hết sức khó khăn thì việc lãng phí hàng ngàn tỉ đồng mỗi năm chi cho xe công hiện nay là cực kỳ vô lý và nói thẳng, có gì đó như nhẫn tâm.
Không nhìn đâu xa, Nhân Dân Nhật báo ngày 8-2 của Trung Quốc cho biết sẽ xử phạt nặng các quan chức lạm dụng xe công làm việc riêng. Còn tại nước Pháp, năm 2010, Bộ trưởng Phát triển Hải ngoại Alain Joyandet bị cáo buộc tiêu 116.500 euro công quỹ cho một chuyến máy bay thuê riêng bay tới vùng Carribea làm việc.
Để thực hành tiết kiệm và tinh thần của Nghị quyết Trung ương 4, đã đến lúc cần phải xem xét triệt để vấn đề này bởi thực chất, việc dùng xe công làm việc riêng chính là hành vi tham nhũng.

Bùi Hoàng Tám

Vạn người về đất Tổ đón đợi thời khắc dâng hương các Vua Hùng

Để được hòa mình trong thời khắc linh thiêng, dâng hương tri ân công đức các bậc Tổ tiên, hàng vạn người dân địa phương, du khách và bà con kiều bào đã đổ về khu di tích Đền Hùng.
Trong tiết trời khá thuận lợi trong dịp giỗ tổ Hùng Vương,(in bien lai thu tien) hàng vạn người dân từ khắp mọi miền đất nước đã hội tụ về mảnh đất cội nguồn, thành kính dâng hương tưởng nhớ các bậc tiên tổ.
Sau chuyến hành hương về đất Tổ, anh Nguyễn Văn Việt (Đô Lương - Nghệ An) chia sẻ: “Dòng người ùn ùn đổ về đền Hùng khiến nhiều đoạn đường bị tắc. Đi từ đầu giờ chiều qua nhưng mãi đến gần đêm gia đình tôi mới tới nơi. Hành trình tuy vất vả nhưng lần đầu tiên về đất Tổ, chúng tôi cảm thấy xúc động..., hết cả mệt mỏi”.

Du khách nườm nượp đổ về trung tâm khu di tích. Bãi đỗ xe chật kín. Đường lên các đền gần như lúc nào cũng ken cứng người. Lực lượng an ninh phải làm việc hết công suất để đảm bảo, giữ gìn trật tự ngay từ buổi chiều hôm trước.

Hàng vạn người hành hương về đất Tổ đón đợi thời khắc dâng hương tri ân công đức các Vua Hùng.
Hàng vạn người hành hương về đất Tổ đón đợi thời khắc dâng hương tri ân công đức các Vua Hùng.
Hàng vạn người hành hương về đất Tổ đón đợi thời khắc dâng hương tri ân công đức các Vua Hùng.

Trong không khí vừa thiêng liêng, vừa tưng bừng náo nức, người dân từ khắp mọi miền đất nước chuẩn bị dâng những sản vật địa phương do cộng đồng làm ra như gà, xôi, rượu, bánh chưng, bánh giầy… lên các bậc Vua Hùng. Không gian nơi đất Tổ như cũng trùng lại bởi cả vạn người đang chờ ngóng thời khắc hành lễ từ chân núi Nghĩa Lĩnh qua Nghi môn, đền Hạ, đền Trung, lên Đền Thượng. 
Về đất Tổ tri ân công đức của các Vua Hùng, bác Nguyễn Văn Hải, Việt kiều Mỹ chia sẻ: “Tôi xa đất nước đã mấy chục năm. Có ở nơi đất khách quê người mới thấy nhớ, thấy yêu đất nước đến quay quắt, nhất là vào ngày giỗ Tổ. Hơn hai mươi năm rồi, năm nay, tôi quyết định đưa gia đình về dự giỗ Tổ. Đặt chân đến mảnh đất linh thiêng mà tôi vui mừng đến trào nước mắt. Tôi muốn các con, các cháu tôi hiểu và trân trọng truyền thống “Uống nước nhớ nguồn” tốt đẹp của dân tộc Việt Nam và những trang sử oai hùng của các thế hệ cha ông”.

Dù thời tiết đầu hè khá oi bức nhưng ai cũng cảm thấy vui mừng, phấn khởi.
Dù thời tiết đầu hè khá oi bức nhưng ai cũng cảm thấy vui mừng, phấn khởi.
Dù thời tiết đầu hè khá oi bức nhưng ai cũng cảm thấy vui mừng, phấn khởi.

Chỉ tính riêng trong ngày trước chính lễ, hàng vạn người đã hành hương về Đền Hùng. Ban tổ chức lễ hội cho biết, từ ngày khai hội tới nay, ước tính có khoảng 4 triệu lượt du khách từ khắp mọi miền tổ quốc về đây dâng hương.

Ông Hà Kế San - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phú Thọ, Trưởng ban tổ chức lễ hội Giỗ Tổ Hùng Vương cho biết, công tác tổ chức được đặc biệt chú trọng với việc đảm bảo an toàn giao thông, an ninh trật tự trên địa bàn tỉnh và đặc biệt là tại khu vực Đền Hùng.

Lực lượng làm công tác đảm bảo an ninh trật tự được duy trì túc trực và xử lý 24/24. Công tác vệ sinh môi trường cũng được chú trọng, mỗi ngày,(in bien lai thu phi le phi) ngoài lực lượng lao công ra còn có 100 thanh niên tình nguyện tham gia thu gom rác và nhắc nhở người dân bỏ rác đúng nơi quy định.

Tại Đền Hùng năm nay, đường đi lối lại rất sạch sẽ, hàng quán bày bán gọn gàng, không có tình trạng trèo kéo khách. Để tránh tình trạng một số hàng quán dùng loa chào mời khách mua hàng gây ồ ào, mất trật tự trong lễ hội, lực lượng chức năng thường xuyên đi kiểm tra, đôn đốc và xử lý các trường hợp không chấp hành. 
Về đất Tổ, ai cũng thành kính dâng hương lên các bậc tiên tổ.
Về đất Tổ, ai cũng thành kính dâng hương lên các bậc tiên tổ.

Sáng nay 19/4 (tức ngày 10/3 âm lịch), đại lễ dâng hương tưởng nhớ các vua Hùng tại khu di tích đền Hùng long trọng diễn ra với sự tham dự của nhiều vị lãnh đạo Đảng, Nhà nước và hàng vạn người dân. Bản chúc văn thiêng liêng khẳng định ngày Giỗ Tổ Hùng Vương là ngày quốc lễ của dân tộc, ca ngợi công lao các vua Hùng; ca ngợi tinh thần quật khởi, kiên cường của các thế hệ người Việt Nam. Bài chúc văn khẳng định truyền thống yêu nước và lòng biết ơn sâu sắc của con dân đất Việt với các vị vua Hùng và các bậc tiền nhân đã có công dựng nước, giữ nước.

Niềm vui trong ngày Quốc Giỗ năm nay còn được nhân lên nhiều lần khi “Tín ngưỡng thờ cúng các Vua Hùng” chính thức được UNESCO tôn vinh là Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại. “Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương” từ nghìn năm nay đã trở thành bản sắc văn hóa, đạo lý truyền thống của người Việt Nam, thể hiện lòng biết ơn của các thế hệ cháu con với công đức của tổ tiên trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước. 
Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương còn góp phần quan trọng tạo nên kết nối, củng cố tình đoàn kết, thương yêu, đùm bọc lẫn nhau của cộng đồng dân tộc Việt Nam trong và ngoài nước, những người cùng chung một cội nguồn. 

Anh Thế