Chủ Nhật, 5 tháng 5, 2013

Đầu tư vào đâu để lãi 120%/năm?

Trong khi lãi suất ngân hàng đang là 7,5%/năm, vẫn có nơi có thể sinh lời cho nhà đầu tư với tỷ suất 120%.
Doanh nghiệp trả cổ tức "khủng"
Trong khi lãi suất ngân hàng chỉ là 7,5% và nhiều ông lớn như Masan thậm chí không trả cổ tức thì Công ty cổ phần Cơ khí và Khoáng sản Hà Giang (HGM) lại khiến nhà đầu tư nức lòng khi trả cổ tức năm 2012 với tỷ lệ cao ngất ngưởng 120%/năm. Cho tới ngày 8/4, HGM đã trả xong cổ tức đợt 3/2012.

2012 không phải năm đầu tiên HGM trả cổ tức “khủng”(dich vu ke toan). Trong 2011, HGM cũng là điểm sáng trên thị trường chứng khoán khi giúp nhà đầu tư kiếm được khoản cổ tức cao ngất ngưởng 80%. Như vậy, chỉ sau một năm, tiền lãi mà doanh nghiệp này “đền ơn” nhà đầu tư đã tăng 50%. Trong khi đó, lợi nhuận lại giảm nhẹ.

Trong năm 2012, HGM tiếp tục dẫn đầu quán quân EPS năm 2012 với 137,8 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế tương đương EPS đạt 21.874 đồng. Lợi nhuận 2012 giảm 7,5% so với năm 2011 nhưng so với kế hoạch 104 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế được đại hội cổ đông giao phó, kết thúc năm 2012, HGM vượt 44%.

FPT Online cũng là gương mặt thường xuyên được nhắc tới trong danh sách các công ty trả cổ tức khủng. Năm 2012, FPT Online trả cổ tức cho cổ đông với tỷ lệ “trong mơ” 80%. Mặc dù thua kém HGM nhưng 80% vẫn là con số rất cao.
Nhà đầu tư có thể kim lãi khủng từ cổ tức
Nhà đầu tư có thể kim lãi khủng từ cổ tức
Công ty Cổ phần Cảng Đoạn Xá (DXP) mới đây cũng gây bất ngờ khi trong đại hội cổ đông diễn ra đầu tháng 4 năm nay, công ty đã đề nghị nâng tỷ lệ chi trả cổ tức bằng tiền mặt từ 30% theo kế hoạch lên tới 70%.

Theo kế hoạch được giao, năm 2012, Công ty Cổ phần Công viên nước Đầm Sen (DSN ) chỉ trả cổ tức tỷ lệ 36%. Tuy nhiên, Hội đồng quản trị đã thống nhất trình lên đại hội cổ đông phương án chi trả cổ tức với tỷ lệ "khủng" 60% (trên vốn điều lệ 84,5 tỷ đồng).

Công ty cổ phần CNG Việt Nam (CNG) “khiêm tốn” hơn khi “chỉ” trả cổ tức 2012 với tỷ lệ 45% bằng tiền mặt. Cũng giống DXP, CNG đặt chỉ tiêu khá thấp 35% nhưng quyết định tăng lên 45% vào phút chót.

Hiện tại, nhà đầu tư đang tập trung theo dõi những gương mặt quen trả cổ tức như Tập đoàn Vingroup. Trong khi đó, một số công ty trả cổ tức cao năm năm bất ngờ đi lùi. Đó là Công ty CP Bột giặt NET (NET); Công ty CP Bột giặt Lix (LIX)... Năm 2012, NET “chỉ” trả cổ tức tỷ lệ 40%. Con số này tại LIX là 31%. Nhưng dù đi lùi, thì đây vẫn là những tỷ lệ rất cao.

Cổ tức “khủng”, cổ đông vẫn chưa hài lòng

Những tưởng cổ tức cao sẽ khiến cổ đông vui mừng và nhiệt liệt hưởng ứng nhưng điều bất ngờ đã xảy ra. Trong Đại hội cổ đông, ngay sau khi có đề xuất nâng tỷ lệ chi trả cổ tức từ 30% theo kế hoạch lên tới 70%, có ít nhất hai cổ đông chưa đồng ý vì họ cho rằng như vậy là cao quá.

Lý luận cổ đông đưa ra không phải không có lý. Họ cho lo rằng việc chia cổ tức gần hết số lợi nhuận trong năm 2012 thể hiện DXP đang “dừng lại” khi thời gian gần đây không thấy công ty mở rộng đầu tư, trong khi các “đối thủ” thì không ngừng tiến lên.

Tuy nhiên, đại diện DXP đã trấn an cổ đông khi khẳng định việc mở rộng đầu tư cầu cảng cần một nguồn vốn khổng lồ. Chính vì thế, việc bớt trả cổ tức cho cổ đông, trên thực tế “chẳng giải quyết được vấn đề gì”.

Đại diện này còn khẳng định thêm nếu thực sự có cơ hội đầu tư, DXP sẽ cân nhắc việc vay vốn và phát hành thêm cổ phiếu.

Trong khi đó, cổ đông của FPT Online chưa hẳn đã hài lòng với tỷ lệ cổ tức cao ngất ngưởng 80%. Cổ đông FPT Online buồn lòng cũng có lý do vì chỉ xét riêng về cổ tức, công ty này đã… đi lùi. Năm 2011, FPT Online đứng đầu về mức cổ tức bằng tiền mặt cao nhất.

Cụ thể, năm 2011, FPT Online đạt 188 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, lãi cơ bản trên cổ phiếu (EPS) đạt hơn 18.000 đồng. Công ty thực hiện trả cổ tức bằng tiền mặt cho các cổ đông với tỷ lệ 100%. Ngoài ra, cổ đông FPT Online còn được nhận thêm cổ tức bằng cổ phiếu.

Như vậy, so với năm 2011, FPT Online đã mất danh hiệu doanh nghiệp(thanh lap cong ty) trả cổ tức bằng tiền mặt cao nhất, cổ đông của FPT Online cũng có phần “thiệt thòi” hơn khi cổ tức “tiền tươi thóc thật” giảm đáng kể.

Nhiều doanh nghiệp phá sản vì thích... hoành tráng

Nhiều doanh nghiệp năng lực có hạn nhưng sĩ diện, thích hoành tráng mà lãng phí dẫn đến phá sản.
Tại hội thảo "CEO và đa dạng hóa trong chiến lược kinh doanh”(dang ky kinh doanh) do Tạp chí Kinh tế và Dự báo vừa tổ chức chiều 4/5, các chuyên gia kinh tế và doanh nghiệp nhận định, trước sức mạnh của nhà đầu tư nước ngoài hay các tập đoàn lớn trong nước, những doanh nghiệp vừa và nhỏ (DNVVN) không thể cạnh tranh trong cuộc đua giá cả, chất lượng sản phẩm, dịch vụ. Vì vậy, DN cần thay đổi chiến lược kinh doanh, tăng tính cạnh tranh, tiết kiệm chi phí, tận dụng mạng lưới bán hàng, hạn chế các điểm yếu trong hoạt động kinh doanh cho DN. Đồng thời, thúc đẩy việc liên minh, liên kết các doanh nghiệp là cần thiết nhằm trụ vững, sống sót và phát triển đang được đặt ưu tiên hàng đầu.
Sức ép lên doanh nghiệp đang tăng
Chuyên gia kinh tế cao cấp Phạm Chi Lan cho rằng, các doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt là DNVVN đang tồn tại trong một thế giới thay đổi nhanh, mạnh, sâu chưa từng có, sức ép cạnh tranh tăng lên. Những sức ép đó, bà Lan chỉ ra là: Cạnh tranh trên thị trường nội địa ngày càng gay gắt. Nguy cơ bị lấn sân nhà tăng lên với số lớn DN, trên mọi mảng thị trường, đặc biệt từ Trung Quốc. Có sự cạnh tranh quyết liệt hơn tại Đông Nam Á và Đông Á khi các cam kết mới trong khu vực được thực hiện và mở rộng. Việt Nam không dễ thay đổi vị thế trong khu vực. 
 Bà Phạm Chi Lan phát biểu tại Hội thảo
Bà Phạm Chi Lan phát biểu tại Hội thảo
Hơn nữa, theo bà Lan, việc sáp nhập và mua lại DN (M&A) diễn ra trong nhiều lĩnh vực, giữa các DN Việt Nam với nhau và với DN FDI. Các công ty đa quốc gia và DN FDI điều chỉnh chiến lược cạnh tranh ở Việt Nam và khu vực, dịch chuyển mạnh và nhanh. DN Việt Nam cũng ở thế bất lợi do môi trường kinh doanh chậm cải thiện, năng lực cạnh tranh thấp, bối cảnh kinh tế vĩ mô khó khăn.
Đã thế, con đường phía trước còn nhiều thách thức khi kinh tế vĩ mô còn bất ổn trước mắt, dự báo tăng trưởng thấp trong năm 2013. Nhiều vấn đề dài hạn cũng chưa thể sớm giải quyết. Trong khi “Nhà nước muốn gỡ khó cho DN nhưng không dễ thực hiện”- bà Lan nhấn mạnh.
Bên cạnh đó, khi kinh tế thế giới cải thiện chậm, một số nước sẽ có sự thay đổi chính sách. Điều này khiến việc huy động vốn cho đầu tư của nền kinh tế và DN tiếp tục khó hơn. Sức ép cạnh tranh tăng lên với sự đổ bộ của các DN và hàng hóa nước ngoài, đặc biệt từ Trung Quốc và ASEAN.
Trong khi đó, bản thân các DN phải tự tái cơ cấu, điều chỉnh chiến lược cạnh tranh, tự vượt khó để tồn tại và thích ứng với những đòi hỏi mới. Nhưng nguồn lực các mặt lại có hạn, tương lai chưa chắc chắn, niềm tin thấp giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp, doanh nghiệp với ngân hàng, doanh nghiệp với nhà nước.
Còn sĩ diện, DN còn... chết
Chính vì những thách thức nêu trên, theo bà Lan, các doanh nghiệp cần có những cân nhắc sáng suốt để đưa ra quyết định điều chỉnh chiến lược cho phù hợp thực tiễn. Chiến lược đó phải hướng đến tương lai. Nó đòi hỏi phải có nguồn lực (thời gian, con người, tiền bạc) lớn hơn và lâu dài hơn. Đặc biệt là cần một tư duy chiến lược và năng lực của người lãnh đạo phù hợp.
Song song với đó, DN cần tập trung vào môi trường bên ngoài để xem xét chiều hướng thay đổi, với những cơ hội/rủi ro và tìm kiếm sự tương tác giữa bên trong và bên ngoài. DN cần được nhìn nhận, đánh giá toàn diện. DN cũng cần thông tin rộng và sâu; cần kết hợp phân tích định lượng và định tính cùng với sự nỗ lực vượt bậc, khác thường để vượt qua khó khăn và vươn lên.
Còn ông Phạm Đình Đoàn, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần tập đoàn Phú Thái, cho rằng, có 2 nguyên nhân quan trọng dẫn đến sự phá sản của nhiều DN Việt Nam là: Đầu tư cho nghiên cứu, tư vấn chiến lược phát triển còn thấp, sơ sài và DN còn mắc bệnh thích sĩ diện, hoành tráng.
Do vậy, muốn vươn lên, các DN phải biết lượng sức mình. Theo ông Đoàn, nếu DN không chữa bệnh sĩ diện, thích hoành tráng trước, thì còn “chết”. Bởi hiện nay, căn bệnh này biểu hiện là năng lực quản lý, điều hành, tài chính... có hạn nhưng thích làm lớn, với những dự án to cho oai, nhưng vượt sức của mình. Điều này khiến phân tán nguồn lực, lãng phí, tốn kém... và dẫn đến thua lỗ, thậm chí phá sản.
Bằng kinh nghiệm bản thân, ông Đoàn đưa ra lời khuyên các DNVVN đặt ra chiến lược phát triển DN thông qua việc tăng quy mô và tăng doanh số trên cơ sở của 4 yếu tố chính là: Tìm cách tăng doanh thu; Tăng số lượng nhân viên; Đầu tư PR và tăng chất lượng sản phẩm. Đồng thời, cần luôn đổi mới trong hoạt động kinh doanh(dai ly thue). Sự đổi mới này, đơn cử, nếu cứ mãi giữ một mẫu mã sản phẩm là không nên. Tư duy người quản lý cũng phải đổi mới hợp thời, hợp xu thế.
Trong khi năng lực có hạn, ông Đoàn khuyên DN cần tập trung phát triển đúng theo ngành nghề cốt lõi của mình, không nên tham mở rộng ngành nghề “tay trái”. Sau đó, DN lớn lên thì bành trướng, mở rộng thị trường sau.
Ông Đoàn lấy ví dụ: Nếu DN đang kinh doanh bánh đậu xanh, không nên làm thêm các sản phẩm khác mà nên tập trung phát triển bằng cách đổi mới sản phẩm bánh đậu xanh, tăng nhân viên, mở rộng thị trường.
Muốn thế, các DN cần tránh cạnh tranh trực tiếp, nội bộ; tập trung vào các thế mạnh với những kế hoạch dài hạn. Cần chuẩn bị nguồn nhân lực và tài chính phù hợp. Hơn nữa, DN phải tham khảo mô hình thành công chung của DN các nước xung quanh để chắt lọc bài học cho mình.
Ông Đoàn đặc biệt lưu ý các DN, nhất là người đứng đầu cần không ngừng học hỏi nâng cao trình độ, giữ uy tín trên thị trường, và DN phải biết hợp tác cùng có lợi, biết “dựa” vào các công ty, tập đoàn lớn hơn để phát triển thương hiệu, tham gia chuỗi kinh doanh của họ.

40 tấn thịt lợn "bẩn" bị tuồn ra thị trường


 Khi mà vụ bê bối thịt chuột giả thịt cừu, thịt lợn được “hô biến” thành thịt bò còn chưa kịp lắng xuống, dư luận tại Trung Quốc lại xôn xao về vụ việc 40 tấn xác lợn chết vì nhiễm bệnh phải tiêu hủy bị tuồn ra chợ tại tỉnh Phúc Kiến mới đây.

Theo tờ nhật báo Thượng Hải, cảnh sát tại huyện Nam Kinh, thành phố Chương Châu tỉnh Phúc Kiến đã bắt giữ một phụ nữ 44 tuổi họ Lin cùng một người đàn ông 33 tuổi họ Wu sau khi phát hiện một đường dây chuyên(bao ve) chế biến lợn chết phải tiêu hủy.

Những vụ scandal thịt “bẩn” liên tục được phát hiện tại Trung Quốc
Những vụ scandal thịt “bẩn” liên tục được phát hiện tại Trung Quốc
Các nghi phạm thừa nhận, trong vòng 3 tháng, đường dây này đã tuồn ra thị trường các tỉnh lân cận khoảng 40 tấn lợn chết, thu lời hơn 3 triệu nhân dân tệ, tương đương 487.500 USD. Hai nghi phạm nêu trên đã thuê 3 công nhân, hiện đã bỏ trốn, để chế biến và đóng gói lợn chết trước khi đưa đi tiêu thụ.
Nguồn tin trên cho biết, cả 2 nghi phạm trên trước đó đã được chính quyền địa phương thuê để tiêu hủy những con lợn bị chết vì một loại bệnh do virus gây ra có tên bệnh dại giả, cũng như số lợn chết vì bệnh tai xanh.
Lin, nghi phạm chính, đã nhận thấy đây là một cơ hội kiếm lời tốt nên đã bỏ tiền mua gom lợn chết từ người dân địa phương với mức giá rẻ mạt, từ 540 đồng – 4400 đồng/kg, cũng như thu lượm xác lợn chết bị vứt bỏ bên đường.
Hoạt động kinh doanh bất chính của những kẻ này lớn đến mức chúng đã phải thuê một kho đông lạnh lớn để chứa hàng. Sau khi bị cảnh sát phát hiện, một giám sát kho lạnh họ Xie cũng đã bị bắt.
Chỉ trong vòng 3 tháng, khoảng 40 tấn thịt lợn bệnh, lợn chết kiểu này đã được bán cho các cơ sở chế biệt thịt lợn tại các tỉnh Quảng Đông, Hồ Nam và Giang Tây. Toàn bộ số thịt này có lẽ đã được tiêu thụ bởi khách hàng tại các nhà hàng ở 3 tỉnh nêu trên.
Ngoài số thịt lợn “bẩn” đã tiêu thụ, cảnh sát còn tìm thấy 25 tấn xác lợn chết trong một kho hàng của đường dây này cùng một xe tải chứa 7 tấn lợn chết. Sau khi kiểm nghiệm, số lợn chết này đều dương tính với các loại bệnh truyền nhiễm cao.
Thông tin này ngay lập tức khiến cư dân mạng tại các địa phương nêu trên giận dữ. Một số người còn kiến nghị phải xử tử những kẻ kinh doanh vô đạo đức, trục lợi bất chính. Trong khi đó nhiều người khác khẳng định không còn cảm thấy an toàn khi ăn các loại thịt tại Trung Quốc.
Mới tuần trước, cảnh sát Trung Quốc đã bắt giữ khoảng 900 người trong một đợt truy quét kéo dài 3 tháng những kẻ kinh doanh thịt “bẩn”. Trong đó có 63 nghi phạm bị nghi bán thịt chuột, thịt cáo và chồn dưới mác thịt cừu.
Báo giới Trung Quốc hôm qua còn khẳng định những lát thịt cừu mỏng được phục vụ trong các nhà hàng lẩu tại nước này thường được trộn lẫn với các loại thịt không rõ nguồn gốc và thịt của nhiều loài động vật khác.
Trước sự hoang mang lên cao của dân chúng, một trang blog chính thức của truyền hình trung ương Trung Quốc đã phải mở riêng một mục hướng dẫn người dân phân biệt thịt lợn an toàn với thịt lợn bệnh. Những yếu tố chính được đưa ra để phân biệt đó là: mùi, độ đàn hồi của thịt và màu sắc bên ngoài.
Như vậy, chỉ tính từ đầu năm đến nay, cơ quan chức năng Trung Quốc đã khám phá ít nhất ba đường dây kinh doanh lợn chết, lợn bệnh quy mô lớn. Trước đó hồi tháng 3, một tòa án tại tỉnh Chiết Giang đã tuyên phạt 46 người trong một đường dây kinh doanh thịt lợn “bẩn” trong suốt thời gian từ 2010 đến 2012. Tang vật thu được tại thành phố Wenling là 6,2 tấn thịt lợn nhiễm bệnh.
Hồi năm ngoái, cảnh sát tại tỉnh Giang Tây cũng đã bắt giữ 12 nghi phạm cùng số tang vật là gần 12 tấn thịt lợn “bẩn”.
Trong khi đó năm 2009, ít nhất 70 người tại tỉnh Quảng Đông của nước này đã bị bệnh sau khi ăn phải các sản phẩm thịt lợn chứa nhiều phụ gia bị cấm, trong đó có loại thuốc tăng độ nạc clenbuterol(bảo vệ). Đây là một loại chất phụ gia bị cấm trong chăn nuôi bởi có thể gây nguy hiểm tới tính mạng của người tiêu dùng.

Không xin nổi việc vì là người... Nghệ An


“Người Thanh Hóa, Nghệ An keo kiệt, bủn xỉn. Trong giao tiếp họ quá nóng tính và thẳng tính, nhìn thấy việc có lợi cho mình họ mới làm. Họ luôn tính toán chi ly từng tí nên thấy ghét”.

Lần đầu tiên đi xin việc sau khi ra trường, tôi nộp đơn vào một công ty cổ phần đóng trên địa phần tỉnh Bình Dương. Bà giám đốc gặp tôi hồ hởi:(in bien lai thu hoc phi) "Em đến xin việc à? Quê em ở đâu?” Tôi trả lời bằng cái giọng rất tự tin: "Dạ, quê em Nghệ An". Tức thì chị đứng ngay dậy và nói: "Thế thì chị phải xin lỗi em rồi, vì ở đây chị không tuyển người Thanh Hóa, Nghệ An".

Tôi cảm thấy sốc, có chút bực bội và tự ái. Tôi ra về. Vài ngày sau, tôi đến nộp đơn xin việc ở một công ty xây dựng khác. Anh trưởng phòng nhân sự rất vui khi biết tôi tốt nghiệp với tấm bằng loại ưu, nhưng khi liếc nhìn qua sơ yếu lý lịch biết tôi quê Nghệ An thì chỉ nói một câu vẻn vẹn: "Thôi được rồi, cứ để hồ sơ lại đây, có gì vài ngày nữa anh gọi". Nhưng vài hôm nữa cũng chẳng thấy, một tháng sau cũng chẳng thấy.
 
Phỏng vấn xin việc (ảnh minh họa)
Phỏng vấn xin việc (ảnh minh họa)

Một thời gian sau, tôi đã trúng tuyển vào một công ty xây dựng của Nhật.

Tôi nhớ mãi ngày đầu tiên đến làm, ông giám đốc người Nhật gọi tôi và nói: "Quy định của công ty là không tuyển người Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh. Bạn là người Nghệ An đầu tiên, hi vọng bạn không làm chúng tôi thất vọng."

Dù không còn cảm thấy sốc vì câu nói này, nhưng tôi vẫn thấy buồn và tự ái vì thấy mình bị coi thường. Cũng từ hôm đó, tôi luôn phải đối mặt với ánh mắt và mọi lời dị nghị. Các nhân viên trong công ty ai nhìn tôi cũng dè chừng, ngại tiếp xúc với tôi. Có những lúc tôi cảm thấy chán nản định bỏ cuộc, thậm chí có những lúc tôi tự trách mình tại sao lại sinh ra ở vùng đất đấy để người ta phân biệt, kỳ thị. Nhưng rồi bình tâm trở lại, tôi nghĩ, mình phải từ bỏ cái suy nghĩ ấu trĩ đó, mình phải làm gì đó cho đất xứ Nghệ và cần phải mạnh mẽ trở lại với sự thẳng thắn, nhất quán của người quê tôi: “Không bao giờ bỏ cuộc dù hoàn cảnh có nghiệt ngã thế nào”.

Tôi bắt đầu lên kế hoạch cho công việc với các dự án xây dựng của công ty… Áp lực và thử thách càng trở lên lớn hơn vì tôi "đơn thương độc mã" không nhận được sự giúp đỡ từ bạn bè đồng nghiệp. Nhưng cuối cùng, bằng sự cố gắng hết mình, vị giám đốc người Nhật cũng phải ghi nhận năng lực của tôi, và nhận tôi vào làm việc chính thức ở công ty.

Vì sao dân Nghệ An bị người ta ghét

Sau những cố gắng khiến tình cảm đồng nghiệp trở nên thân thiết hơn. Tôi lân la hỏi mọi người về lý do tại sao lại ghét người Nghệ An quê tôi đến thế?

Chị trưởng phòng bảo: "Vì dân Nghệ An sống quá thực dụng, họ không bao giờ chịu nhún nhường ai…".

Một anh khác nói: "Người Thanh Hóa, Nghệ An keo kiệt, bủn xỉn. Trong giao tiếp họ quá nóng tính và thẳng tính, nhìn thấy việc có lợi cho mình họ mới làm. Họ luôn tính toán chi ly từng tí nên thấy ghét".

Còn các đồng nghiệp khác chưa từng va chạm với người Thanh Hóa, Nghệ An, nhưng nghe mọi người nói về người Thanh Hóa, Nghệ An nên cũng kỳ thị.

Đúng, tôi không phủ nhận người Nghệ An tôi có những tính xấu. Nhưng tỉnh nào chẳng có người này người kia. Người dân quê tôi không bao giờ ngại khó, ngại khổ trước mọi khó khăn, họ luôn cố gắng để vươn lên. Vì họ sinh ra ở một nơi mà điều kiện tự nhiên quá khắc nghiệt, họ quá khổ cực lam lũ nên họ luôn đòi hỏi cho mình sự công bằng.

Người Nghệ An chúng tôi không phải sống keo kiệt, bủn xỉn mà chúng tôi sống tiết kiệm vì chúng tôi sinh ra trên mảnh đất quá ư khắc nghiệt với hạn hán,(in bien lai thu phi le phi) lũ lụt triền miên, đói kém mất mùa luôn rình rập,… cho nên tiết kiệm là một điều tốt.

Hôm nay, họ làm được 25-30 nghìn nhưng họ chỉ dám chi 10-15 nghìn, số còn lại họ còn để phòng thân. Khi họ bưng bát cơm, họ lại nhớ cảnh ăn độn khoai độn sắn, bao giọt mồ hôi đổ xuống họ mới có bát cơm ăn,… Vì vậy, họ trân trọng từng đồng tiền, bát gạo mà họ đã đổ bao mồ hôi nước mắt, thậm chỉ cả xương máu mới làm ra.

Đối phó với nhân viên “mắc bệnh lười”

Với cương vị là một nhà quản lý mới, bạn sẽ sớm phải đối mặt với hàng tá các lời xin lỗi của nhân viên, đặc biệt khi một dự án lớn, báo cáo hay các bài phân tích sắp đến hạn.
Bạn sẽ nhận được những câu bào chữa đại loại như sau “Tôi đã không có đủ thời gian,”, “Tôi đang có quá nhiều việc cần hoàn thành”, “ Tôi chưa biết cách làm nó như thế nào”… Những lời thoái thác thường xuyên như vậy là dấu hiệu nhân viên đang giở chứng lười.
Việc phản hồi lại những lời xin lỗi trên không hề đơn giản. Bạn cần công việc được hoàn thành càng sớm càng tốt. Bạn cũng cần phải thể hiện sự đồng cảm với nhân viên nếu anh/ chị ta có quá nhiều dự án cần triển khai. Nếu bạn nói đơn giản “ Ừ, không sao đâu. Tôi sẽ lo chuyện đó”, các nhân viên sẽ trút hết trách nhiệm lên bạn mà không cần phải suy nghĩ lâu.

Tuy nhiên, có vài lời khuyên hữu ích khi gặp những tình huống trên:
Tuy nhiên, có vài lời khuyên hữu ích khi gặp những tình huống trên:
Không nói “ Không sao đâu”
1, 2 lần nhân viên thoái thác vì có quá nhiều nhiệm vụ cùng lúc, bạn có thể động viên anh/ cô ấy rằng “Không sao cả, hãy tiếp tục làm việc chăm chỉ”. Nhưng nếu tình huống kéo dài, những nhân viên khác cũng sẽ “đục nước béo cò” đưa ra hàng tá lý do khác như khách hàng không nghe điện thoại, phải chờ bộ phận thu mua… để trì hoãn hoàn thành công việc.
Vì vậy, hãy rút kinh nghiệm và thực hiện bước tiến đầu tiên vô cùng quan trọng để khiến nhân viên làm việc có trách nhiệm hơn: Đừng nói “không sao đâu”. Câu nói này rất dễ nói, các nhân viên cũng thích được lắng nghe vì nhận được sự đổng cảm. Nhưng điều bạn đang truyền tải chính là dù làm việc không tốt chỉ cần xin lỗi là xong. Đây có phải điều bạn muốn?
Bày tỏ sự thất vọng
Tất nhiên, bạn không nên phản ứng thái quá. Thay vào đó, hãy nhớ lại quá khứ: khi bạn làm sai điều gi đó, nhiều khi bạn không sợ bị phạt - mà điều bạn thấy sợ là câu nói “Bố mẹ thất vọng vì con”
Bạn không cần phải sử dụng chính xác cụm từ trên, nhưng bạn cần thể hiện sự thất vọng của mình khi nhân viên bao biện về những chuyện không chấp nhận được. Bạn hãy giải thích điều cô ấy làm ảnh hưởng đến bạn, nhóm và công ty như sau “Tôi đã  rất tin tưởng và mong đợi sẽ nhận được kế hoạch ngân sách tháng vào sáng nay, Bình. Vì chúng ta chưa có nó trong sáng nay, cả nhóm sẽ phải ngồi lại để hoàn thành các con số trên. Kéo theo đó là…”
Khi nhân viên của bạn nhận ra sự chậm trễ của anh/ cô ấy không chỉ ảnh hưởng đến bản thân mà cả nhóm. Chắc chắn anh/ cô ấy sẽ chú ý hơn nhiều những lần sau.
Không ngại đặt câu hỏi
Cuộc nói chuyện không nên dừng lại ở lời xin lỗi của nhân viên mà bạn nên đặt câu hỏi, tìm gốc rễ của vấn đề.
Nếu một nhân viên khăng khăng anh ta không có thời gian để làm dự án, hãy hỏi “ Anh/ chị/ em bắt đầu dự án khi nào?”, “Anh/ chị/ em được giao dự án này khi nào?”, “Anh/ chị/ em phân bổ thời gian làm việc của mình ra sao?” Hay khi một nhân viên khác than phiền “không ai trong phòng kế toán phản hổi lại email của tôi”, bạn hãy nói “Anh đã thử gọi điện chưa?”…
Nếu bạn hỏi đúng câu hỏi, bạn sẽ minh chứng được hầu hết các lời than phiên đều không chấp nhận được. Hơn thế nữa, bằng việc đặt ra những câu hỏi như vậy, bạn cho nhân viên của mình thấy rằng bạn không chỉ ngồi đó và chấp nhận mọi lời xin lỗi.
Bày tỏ nỗi lo lắng
Tùy thuộc vào những câu trả lời nhận được từ phía nhân viên, bạn có cơ hội để nhấn mạnh những vấn đề nổi cộm. Bạn cần phải phân biệt rõ ràng một người nhân viên không đủ nguồn lực để hoàn thành dự án khác với nhân viên chỉ kêu gọi sự giúp đỡ.
Ví dụ, khi một nhân viên phàn nàn rằng anh ấy có quá nhiều việc, bạn nên xem xét lại các nhiệm vụ anh ấy đảm nhận trước khi kết luận rằng anh ấy chỉ đang thoái thác. Có thể cách bạn phân bổ công việc giữa các nhân viên chưa được đồng đều, có người phải làm nhiều, người lại rảnh rỗi.
Đặt mục tiêu cho lần tiếp theo
Một khi tìm ra vấn đề, những lời giải thích và động cơ, bạn đưa ra các giải pháp và mong đợi của bạn cho những lần sau.
Nếu một nhân viên có vấn đề sắp xếp thời gian, hãy chỉ ra một vài chiến lược quản lý thời gian hiệu quả và theo dõi anh ấy thực hiện điều này trong một vài tuần. Nếu nhân viên không biết cách nào đề hoàn thành nhiệm, hãy đảm bảo cô ấy biết đến các nguồn lực hỗ trợ sẵn có trong công ty và nhắc nhở cô ấy rằng cô ấy cần phải chủ động tiếp cận đến những nguồn lực trên để hoàn thành công việc.

Tags: xay dung nha xuong , thiet ke nha dep , thiet ke nha pho

Đâu phải chúng thần ngụy biện!


 Dự hội nghị tổng kết công tác quản lý(dai ly thue) các chùa dưới trần gian, Ngọc hoàng vui khi thấy phần đông các thần được cử xuống hạ giới đều mặt mày rạng rỡ, đẹp đẽ, nhưng cũng buồn bực khi thấy có một bộ phận không nhỏ các thần mặt mày nhăn nhó, xấu xí... 
 (Minh họa: Ngọc Diệp)
 (Minh họa: Ngọc Diệp)


Nhớ lại trước đây khi tiễn họ lên đường nhận nhiệm vụ, Ngọc hoàng đã dặn đi dặn lại: “Các ngươi phải coi ngôi chùa là bộ mặt của chính mình. Chùa tốt thì mặt các ngươi đẹp, còn chùa không tốt thì mặt các ngươi xấu đó”. Vậy thì rõ ràng ứng vào lời phán của Ngọc hoàng, những vị thần trước khi đi có bộ mặt đẹp, nay trở lại thiên đình dự hội nghị, bộ mặt họ lại trở nên xấu chính là do họ cai quản quá kém tâm linh ở những nơi linh thiêng.

Bị Ngọc hoàng quở trách, các bị thần có bộ mặt biến dạng đồng thanh kêu oan vì đó chỉ là… một nửa sự thật.
Bởi quả là những ngôi chùa mà các vị thần đó cai quản có những cảnh bát nháo, có chùa chỉ là do người trần dốt chữ nhưng có chùa còn có người không thuộc giáo lý Phật.

Đạo Phật có ngũ giới, cấm sát sinh, trộm cắp, tà dâm, nói càn, uống rượu, nhưng tại một ngôi chùa nọ, dưới bức ảnh Đức Phật Thích Ca, người ta treo bài thơ "Tương tiến tửu" (Mời uống rượu) của Lý Bạch, làm các thiện nam tín nữ tới chùa tưởng nhầm Đức phật chấp nhận và cổ súy việc uống rượu.

Song đệ nhất bi hài là chuyện người ta đi chùa đáng lẽ để lắng tâm nhận thức gốc của đạo thì lại vô tư giữa thanh thiên bạch nhật nhét tiền vào tay tượng Phật để hối lộ mong xin tài, xin lộc. Rồi đến chùa, ít người cầu bình an, đa phần chen lấn nhau tranh giành ấn đến rơi mũ, rách áo với hi vọng được phù hộ để thăng quan tiến chức, tiền của đầy nhà.

Thế nhưng kinh sợ hơn nữa là có kẻ bỏ tiển ra trùng tu, xây dựng mới rồi ghi tên mình ngay trên cổng chính của chùa, lại còn treo ảnh của gia đình ngay trong chánh điện, rồi tượng cha mẹ đại gia đặt ngang hàng tượng thần thánh, biến cả gia đình họ thành thần thánh ngay khi còn sống…

Nghe vậy, Ngọc hoàng phán:

- Chùa chiền phải là nơi để nắn chỉnh nhân tâm mà các người để trở nên bát nháo. Sự thật đã rành ràng như vậy, can cớ sao những lời ta quở trách, các ngươi  lại bảo đó chỉ là “một nửa của sự thật”?

Các vị thần có bộ mặt dị dạng dập đầu khấu trình:

- Nói vậy đâu phải chúng thần ngụy biện để che giấu lỗi, vì chúng thần đây xuống trần dựa vào chốn chùa chiền để hướng con người tới chân thiện mỹ(dang ky kinh doanh), đó là một nửa sự thật. Còn thông tuệ, hướng tới chân thiện mỹ được hay không là do chính những con người ấy tự bản thân quyết định chứ chúng thần đâu có đủ sức mạnh để bắt buộc họ được, đấy là nửa sự thật còn lại, mong Ngọc hoàng minh xét.
Hu hu!!!

Ai là “tác giả” làm chậm lộ trình tăng lương?

-Lương là bài toán nóng bỏng trong tất cả các nền kinh tế. Ở nước ta, dù đã có đến 10 lần điều chỉnh nhưng lương tối thiểu vẫn chỉ đáp ứng 60% nhu cầu tối thiểu của người lao động.

(Minh họa: Ngọc Diệp)
(Minh họa: Ngọc Diệp) 
Vừa qua, Bộ Lao động - Thương binh & Xã hội tiếp tục đề nghị giãn lộ trình tăng lương trong 3 - 4 năm tới.
Lý do mà Bộ LĐ-TB&XH (thanh lap cong ty)đưa ra là bởi nền kinh tế đang gặp nhiều khó khăn, tăng trưởng chậm, hàng loạt các doanh nghiệp phá sản dẫn đến khoản thu ngân sách thâm hụt nặng nề, không thể kham nổi. Mặt khác, nếu tăng lương sẽ khiến thêm nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ phá sản vì lợi nhuận thấp, không đủ trả lương và các khoản chi khác. Nhất là đối với các doanh nghiệp như dệt may, da giày, gia công… người lao động sẽ mất việc làm.
Tóm lại, việc điều chỉnh mức lương tối thiểu theo Nghị quyết của Quốc hội là cần thiết, song điều chỉnh như thế nào, phương thức ra sao, trong khi trình độ tay nghề lao động thấp, năng suất lao động không cao?
Có một điều tất nhiên, đó là việc tăng lương phụ thuộc vào việc thu ngân sách. Nói cụ thể hơn, muốn có chi thì phải có thu, không có thu thì không lấy gì để chi. Không ai dám vay về để tiêu và cũng chẳng ai cho chúng ta vay để ăn tiêu cả.
Vấn đề là tại sao chúng ta không làm ra đủ để đảm bảo mức chi tối thiểu và quan trọng hơn, chúng ta đã chi những khoản tiền ngân sách như thế nào?
Về câu hỏi thứ nhất, kinh tế Việt Nam thời gian gần đây gặp rất nhiều khó khăn, kinh tế tăng trưởng chậm nhiều doanh nghiệp phá sản, người lao động không có việc làm… Khuyết điểm đó không thể không nhắc đến sự điều hành của Chính phủ, như lời nhận lỗi thẳng thắn của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại Kỳ hợp thứ 4, Quốc hội 13: “Với trọng trách là Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ, tôi nghiêm túc nhận trách nhiệm chính trị lớn của người đứng đầu Chính phủ và xin thành thật nhận lỗi trước Quốc hội, trước toàn Đảng, toàn dân về tất cả những yếu kém, khuyết điểm của Chính phủ trong lãnh đạo, quản lý, điều hành, nhất là những yếu kém, khuyết điểm trong kiểm tra, giám sát hoạt động của tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước; một số tập đoàn, tổng công ty, điển hình là Vinashin, Vinalines, sản xuất kinh doanh kém hiệu quả, có nhiều sai phạm, gây tổn thất và hậu quả nghiêm trọng về nhiều mặt, ảnh hưởng lớn đến uy tín và vai trò của kinh tế nhà nước”.
Về câu hỏi thứ hai, ngoài nhận xét của Thủ tướng như “có nhiều sai phạm, gây tổn thất và hậu quả nghiêm trọng về nhiều mặt” còn một nguyên nhân rất quan trọng, đó là bộ máy công chức quá cồng kềnh.
Cách đây không lâu, Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Xuân Phúc đã thẳng thắn chỉ ra rằng có tới 30% công chức sáng cắp ô đi, tối cắp ô về, có cũng được mà không có cũng được.
Như vậy có thể nói sự điều hành kém hiệu quả, tình trạng tham ô và lãng phí nghiêm trọng cộng với bộ máy công chức cồng kềnh là ba nguyên nhân chính làm chậm lộ trình tăng lương hiện nay mà sâu xa, là làm chậm sự phát triển kinh tế đất nước.
Muốn cho lộ trình tăng lương không bị ảnh hưởng, một mặt Chính phủ cần khắc phục những yếu kém trong khâu điều hành như nhận xét của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ở trên(dich vu ke toan), đồng thời tăng cường chống tham nhũng, lãng phí và đặc biệt là cắt giảm tối đa những công chức sáng cắp ô đi, tối cắp ô về. Họ chính là những “quả mìn” tàn phá nền kinh tế đất nước.

Họ đã đuổi du khách ra khỏi Việt Nam như thế nào?

Một cuốc taxi từ bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam (phố Điện Biên Phủ, Hà Nội) đến bảo tàng Dân tộc học (phố Nguyễn Văn Huyên), đồng hồ tính cước hiển thị 98.000 đồng nhưng tài xế viết hoá đơn 980.000 đồng. 
(Minh họa: Ngọc Diệp)

(Minh họa: Ngọc Diệp)

Du khách là anh David Patrick cùng vợ Brandi Dawn Burmey (quốc tịchAustralia) hoảng hồn vì hành động ăn cướp trắng trợn của tài xế taxi(bảo vệ), chuyện xảy ra trưa ngày 28.4.

Đôi vợ chồng này đến Việt Nam để hưởng tuần trăng mật. Tất nhiên, lựa chọn cho kỳ nghỉ này đối với họ rất quan trọng, họ đã chọn Việt Nam. Đánh tiếc, kỳ nghỉ của họ đã mất vui vì chuyện này, ấn tượng về Việt Nam chỉ còn lại với họ hai chữ “xấu xa”.
Trước đó một ngày, ba mẹ con bà Ilona Schultz (quốc tịch Australia) đi xích lô từ Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh về phố Đinh Tiên Hoàng (quận Hoàn Kiếm), đoạn đường 5km nhưng tài xế xích lô “cắt cổ” họ 1,3 triệu đồng. Những du khách này biết mình bị trấn lột, và họ đã làm tới cùng. Tuy vụ việc đã được giải quyết thỏa đáng, nhưng có lẽ mẹ con bà Schultz khó có thể chọn Việt nam làm địa chỉ du lịch lần thứ hai.
Cũng trong tuần qua, vụ 3 du khách Pháp vừa đến sân bay Nội Bài đã bị tài xế taxi và nhân viên khách sạn trên phố cổ cấu kết lừa đảo, thậm chí đe dọa hành hung. Những du khách này cho biết họ rất yêu Việt Nam và đã từng đến du lịch nhiều lần. Sau chuyện này, có lẽ đây sẽ là lần cuối cùng đối với họ.
Còn ở TPHCM, chuyện du khách bị taxi ép bắt trả tiền triệu không còn là chuyện hiếm, thậm chí khách không trả còn bị đánh.  Mới đây, ông Atshushi Hirako (54 tuổi, quốc tịch Nhật Bản), bị taxi bắt trả 650.000 đồng tiền cước trong lúc đồng hồ chỉ 65.000 đồng. Ông Hirako không đồng ý trả thì bị tài xế đấm vào mặt.
Trên đây là những vụ chặt chém du khách nước ngoài vừa xảy ra. Còn rất nhiều vụ khác, du khách bị quán ăn, taxi chặt chém, bị bọn cướp giật giỏ xách, máy ảnh, bị ăn xin, hàng rong chèo kéo… không thể kể hết. Chỉ những vụ du khách trình báo, cơ quan quản lý mới biết để xử lý, còn nhiều vụ họ ngậm đắng nốt cay và ngậm cả sự khinh bỉ.

Hoan nghênh Tổng cục Du lịch đã cử đại diện xin lỗi bà Schultz rất kịp thời. Hoan nghênh công an đã vào cuộc xử lý nhóm nhân viên khách sạn đe dọa du khách Pháp và bồi thường tổn thất cho họ. Những ứng xử này thể đem đến sự hài lòng cho du khách, họ sẽ thấy rằng đến Việt Nam sẽ được chia sẻ và bảo vệ.

Xin hãy nhớ rằng, một du khách bị trấn lột, chặt chém hay mất an toàn ở Việt Nam thì không phải cá nhân họ tẩy chay du lịch Việt Nam, mà họ sẽ nói điều đó với bạn bè, với cộng đồng. Cái xấu được lan nhanh vượt qua mọi biên giới thông qua công cụ internet và các trang mạng xã hội. Gương mặt của du lịch Việt Nam sẽ như thế nào đối với cộng đồng quốc tế chắc không khó để hình dung.

Một nước nghèo, tận dụng thắng cảnh như một tài nguyên để kiếm cái ăn và cũng thông qua đó, tiếp thị hình ảnh quốc gia với thế giới. Thế nhưng, có không ít người Việt Nam đuổi du khách ra khỏi nước mình bằng những hành động tham lam và thiếu văn hóa của họ.

Tạo dựng hình ảnh quốc gia bằng khai thác du lịch không phải là việc riêng của ngành du lịch mà còn sự góp sức của tất cả các ngành khác và của cả cộng đồng.

Những từ “làm ơn”, xin lỗi”, “cảm ơn”, “xin vui lòng”, “tôi có thể giúp gì cho bạn”… quá  ít trên cửa miệng của người Việt hôm nay(bao ve), mà thay vào đó là những ánh nhìn, lời nói và hành động thiếu thân thiện. Đó cũng là cách đuổi du khách ra khỏi nước mình nhanh nhất.

Học phổ thông thời gian bao lâu là hợp lý?


Bắt đầu từ lời tuyên bố xanh rờn của một em học sinh lớp 12, chương trình cơ bản chỉ cần học 9 năm đã dấy lên một cuộc tranh luận, trong đó có nhiều nhà khoa học giáo dục(du hoc) hàng đầu VN với chủ đề, thời gian học phổ thông bao nhiêu là đủ?
Học phổ thông thời gian bao lâu là hợp lý?
Người ủng hộ ý tưởng này trước hết là GS. Nguyễn Minh Thuyết, nguyên Chủ nhiệm UB Văn hóa – Giáo dục – Thanh thiếu niên & Nhi đồng Quốc hội.
để có kiến thức, kĩ năng đi học nghề hoặc lao động giản đơn thăm, b
Cùng quan điểm với GS. Thuyết là Hiệu trưởng ÐH FPT Lê Trường Tùng. Ông Tùng nói: "Nãm 2012, khi thảo luận về đổi mới cơ bản và toàn diện GDVN, tôi đã đề nghị một trong những công việc đầu tiên cần làm là tái cấu trúc nền giáo dục theo mô hình giáo dục phổ thông chỉ còn 2 cấp là tiểu học và trung học, bỏ cấp THPT. Khi đó, thời gian học phổ thông chỉ còn khoảng 9-10 năm, sau đó có thể học cao đẳng hoặc học dự bị đại học trước khi vào đại học”.
Cùng chung quan điểm trên, có ý kiến còn đề xuất cho trẻ đi học muộn hơn (8 tuổi) và chỉ nên học chương trình 10 năm. Lý do là hiện nay, sau khi vào lớp một, các em không còn được sống với tuổi thơ và do phải học mất 16 -17 năm, tuổi thơ bị cắt giảm sớm quá.
Một số người đã từng trải qua giai đoạn giáo dục hệ 10 năm trước đây thì cho rằng việc chuyển sang hệ 12 năm là "phí phạm" bởi thực tế, rất nhiều nhà khoa học học theo hệ này hiện đã và đang là những nhà khoa học hàngđầu của đất nước.
điểm năm như hiện nay lđiểm n
Thế nhưng một số nhà khoa học lại có ý kiến khác như GS. Hồ Ngọc Ðại đề nghị rút xuống còn 11 năm, trong đó có 9 năm bắt buộc. “Trẻ con 16 tuổi bây giờ khác 16 tuổi ngày trước. Học sinh ra học ngoài đời càng sớm càng tốt nhưng sớm ở mức độ như thế nào để an toàn thì 9 năm là đủ”. GS. Đại nói.
GS. Hoàng Xuân Sính - Chủ tịch HĐQT Trường đại học Thăng Long thì khẳng định, khi giáo dục Việt Nam chưa xác định được triết lí giáo dục thìđừng bàn 9 năm hay 12 năm.
Được biết hiện nay, thực hiện Nghị quyết Đại hội XI, ngành giáo dục đang đổi mới chương trình, SGK phổ thông sau năm 2015. Nếu như có bắt tay vào việc xây dựng ngay thì cũng phải đến năm 2018, 2019 mới có thể triển khai đại trà bộ chương trình, SGK mới này.
Tuy nhiên, theo GS. Thuyết, trước khi bắt tay vào soạn thảo chương trình mới, cần phải trả lời các câu hỏi như: Hệ thống giáo dục phổ thông là mấy năm? Có mấy cấp học, mỗi cấp học mấy năm, học bao nhiêu môn? Học sinh học 1 buổi hay 2 buổi/ngày? Phân luồng, phân ban thế nào? Thậm chí, bắt đầu học chữ từ khi nào? Nhiều nước Âu Mỹ học chữ từ bậc mầm non, ta có dạy chữ sớm như vậy không, vì sao?...
Về quan điểm cá nhân, người viết bài này cho rằng giáo dục phổ thông nên dừng ở mốc 10 năm bởi đối với người Việt Nam, thời gian học như vậy là phù hợp, 9 năm thì quá ngắn và 12 năm lại quá dài.
 
Được biết gần đây, có một số ý kiến đề xuất hạ tuổi thành niên xuống còn 16 tuổi và như vậy, nếu thời gian theo học 10 năm là phù hợp với đề xuất này(tu van du hoc). Vả lại trước đây, chúng ta đã từng nhiều năm đào tạo theo mô hình 10 năm và đạt hiệu quả rõ rệt.
Còn theo bạn, thời gian học chương trình cơ bản bao lâu là hợp lý?

Không ai lựa cửa để sinh ra!

Đoàn kết là tinh thần và sức mạnh của dân tộc. Nó khởi nguồn từ truyền thuyết mẹ Âu Cơ đến nay với lời của Bác Hồ: “Nước Việt Nam là một. Dân tộc Việt Nam là một. Sông có thể cạn, núi có thể mòn nhưng chân lý ấy không bao giờ thay đổi”

“Không ai lựa cửa để sinh ra!”


Nhân dịp 38 năm (30/4/1975 – 30/4/2013) ngày giang sơn về một mối, tinh thần đoàn kết, hòa hợp dân tộc lại được khơi gợi trong trái tim mỗi người con đất Việt ở mọi phương trời.

“Không ai lựa cửa để sinh ra!” là câu nói nổi tiếng của cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt khái quát về tinh thần đại đoàn kết và hòa hợp hòa giải dân tộc(bao ve). Bao năm qua, câu nói này đánh động đến suy nghĩ của nhiều người, không chỉ đối với người dân trong nước và kiều bào Việt Nam ở nước ngoài.

Trong cuốn sách “Võ Văn Kiệt – Đổi mới, bản lĩnh và sáng tạo” do Nhà xuất bản Quân đội Nhân dân xuất bản 2006, ở một bài trả lời phỏng vấn báo chí, Thủ tướng Võ Văn Kiệt nói: “Yêu nước có cả trăm hình thức thể hiện. Có một thời kỳ sự hẹp hòi, thành kiến và đố kỵ đã làm tổn thương tình cảm của dân tộc, xa rời truyền thông “thương người như thể thương thân”, làm ảnh hưởng không tốt đến tính đồng thuận xã hội. Thay vì phải làm sao giảm bớt nỗi đau của những gia đình Việt Nam có người thân bị ép phải cầm súng chống lại cách mạng, vì không thể “trốn lính” được và đã tử trận, thì cho đến bây giờ vẫn còn nhiều trường hợp bị phân biệt đối xử. Không ai lựa cửa để sinh ra. Vì vậy, chúng ta không nên khoét sâu thêm vết thương trong lòng mỗi người Việt Nam. Với những nước từng đưa quân đến xâm lược và đánh thuê trên đất nước ta, chúng ta còn khép lại quá khứ, đưa tay kết bạn huống chi là người nước mình. Mỗi người dân Việt Nam biết lo cho mình, cho gia đình mình và lo cho cái chung đều là sự đóng góp quý báu cho đất nước”.

Những người bị ép cầm súng vì không trốn lính được đó phải mang cái án suốt đời, đó là án “ngụy quân”. Còn người làm trong chính quyền cũ cũng mang cái án “ngụy quyền”. Trừ những người có nợ máu, có chính kiến chính trị, đa số người làm việc cho chế độ cũ chỉ vì họ phải làm và  phải sống. Không phải ai cũng có cơ hội hay điều kiện để lựa chọn cho mình con đường đi theo cách mạng.

Sự phân biệt đối xử kéo dài nhiều năm và khó có thể kể hết những tổn thất từ đó sinh ra. Sự tổn thất không chỉ đối với cá nhân mà đó là thiệt hại chung cho cả xã hội. Duy chỉ chủ nghĩa lý lịch thôi cũng vùi dập không biết bao nhiêu nhân tài hoặc người có năng lực. Có không ít học sinh thi đậu đại học nhưng không được học. Các em không thể “lựa cửa để sinh ra” nhưng phải chịu trách nhiệm về việc làm của cha mẹ mình.

Những người làm trong bộ máy chính quyền chế độ cũ, họ chỉ làm công việc thuần túy chuyên môn hoặc giáo sư giảng dạy đại học. Họ hồn nhiên nghĩ rằng, chế độ nào họ cũng được sử dụng như một người làm việc. Nhưng sau giải phóng, không ít người trong số họ không được làm đúng với trí tuệ, chuyên môn, thậm chí có người phải làm những công việc đơn giản như đạp xích lô, chạy xe ôm...

Chia rẽ không bao giờ mang ý nghĩa tích cực, nhưng đại đoàn kết vẫn chưa được đến sớm. Phải mất quá lâu để có được những chuyển biến trong nhận thức và hành động cụ thể. Một số người của chế độ cũ được sử dụng, nhiều sĩ quan, quan chức chế độ cũ từ nước ngoài trở về như cựu phó tổng thống Nguyễn Cao Kỳ. Những văn nghệ sĩ từng được cho là không ủng hộ chế độ cũng được hồi hương như nhạc sĩ Phạm Duy. Dần dần, bà con Việt nam ở hải ngoại là “khúc ruột ngàn dặm”, về quê hương đóng góp, xây dựng và không còn thấy có khoảng cách.

Cũng may cho dân tộc, 38 năm trôi qua, những từ như “bọn ngụy quân”, “lũ ngụy quyền”… chỉ còn trong những trang sách cũ. Những người từng bị phân biệt đối xử tuy không còn cơ hội để làm được gì cho bản thân và xã hội như khả năng họ có, nhưng ít ra họ cũng đã thoát khỏi mặc cảm bị phân biệt đối xử.

Giang sơn thu về một mối cách đây 38 năm, nhưng lòng người thu về một mối vẫn chưa trọn vẹn. Thế mới hay thành trì đất đai mới chỉ là một phần của giang sơn(bảo vệ), phần còn lại là lòng người. Hòa hợp hòa giải dân tộc không chỉ mang ý nghĩa thiêng liêng mà còn tạo nên sức mạnh để xây dựng đất nước và để giữ nước.

Các “ảo thuật gia” đại tài của Việt Nam!


Đúng là thói đời “bụt chùa nhà không thiêng”, cứ háo hức xem ảo thuật của nhà ảo thuật Iran, Mỹ rồi tấm tắc khen đến gẫy lưỡi mà không biết rằng Việt Nam có nhiều nhà ảo thuật còn tài ba gấp bốn lần các nhà ảo thuật trên thế giới cộng lại.

(Minh họa: Ngọc Diệp)

(Minh họa: Ngọc Diệp)

Cứ theo tin tức của giới truyền thông nước ta, trong tháng 4 này sẽ khởi quay tại TP.HCM 13 tập phim về ảo thuật trong đó có tiết mục Moudini(dich vu ke toan), ảo thuật gia người Iran sẽ làm "biến mất" những tòa nhà cao tầng tại TP.HCM trong chớp mắt. Tuy nhiên trước đây, ảo thuật gia người MỹDavid Copperfield cũng đã làm thế giới sửng sốt với pha trình diễn làm biến mất Tượng Nữ thần Tự do trước sự chứng kiến của hàng vạn khán giả và triệu triệu người xem truyền hình trực tiếp.

Cứ tưởng hai nhà ảo thuật gia này là số một của thế giới, nhưng đâu phải, hai người này chỉ đáng là học trò của những nhà “ảo thuật” Việt Nam. Bạn hoài nghi điều này ư? Vậy thử hỏi bạn, hai nhà ảo thuật trên có trình diễn nổi tiết mục con voi chui được qua được lỗ kim không? Thế mà các nhà “ảo thuật” Việt Nam đã trình diễn được đấy.

Chỉ cần theo QL18 từ TP. Móng Cái về TP. Hạ Long, bạn có thể mục tại sở thị vài chục chiếc “xe lồng” cỡ 3,5 – 4 tấn chở “gà trọc” về phía TP. Hạ Long, nhưng thần tình là các xe này đều phải đi qua trạm kiểm soát liên hợp tại Km số 15 trên QL18 thuộc địa phận xã Dân Tiến, TP. Móng Cái và đều phải mở toang thùng chở hàng để đầy đủ các cơ quan chức năng như công an, quản lí thị trường, thú y… kiểm tra mà vẫn không bị phát hiện, chẳng khác nào con voi vẫn chui được qua lỗ kim vậy. Trình độ của các nhà “ảo thuật” thuộc trường phái buôn lậu nước ta tài ghê!

Đâu có phải chỉ bọn buôn lậu đó có tài ảo thuật đó, bọn “sa tặc” cũng tài không kém. Đấy,  sông Rào Nổ đoạn qua xã Phúc Đồng, huyện Hương Khê (Hà Tĩnh), Nhà nước cấm khai thác. Ấy thế mà “các nhà ảo thuật” thuộc trường phái “sa tặc” đã trình diễn màn “ảo thuật đặc sắc là cho một chiếc máy múc nghênh ngang xúc cát lên những chiếc xe tải hạng nặng,. Chỉ chưa đầy nửa tiếng, đã có bốn chiếc xe ô tô tải chất đầy cát, rời bến, bon bon trên đường mòn Hồ Chí Minh mà cơ quan UBND xã này cách đó không xa nhưng vẫn không hề hay biết?

Đối với các nhà ảo thuật thuộc trường phái kiểm lâm thì, nói thật các trò như Moudini làm biến mất những tòa nhà cao tầng tại TP Hồ Chí Minh hoặc David Copperfield  làm biến mất tượng Nữ thần Tự do, xem ra cũng thường thôi. Họ làm sao sánh nổi các nhà “ảo thuật kiểm lâm” khi làm biến mất cả một cánh rừng hàng ngàn hecta mà ít ngày gần đây khiến đài truyền hình phải làm hẳn một chương trình phát sóng nửa tiếng đồng hồ về màn ảo thuật đặc sắc này.

Còn muốn xem tận mắt tiết mục ảo thuật đó, cứ đến Vườn Quốc gia Vũ Quang Hà Tĩnh. Ở đây, bạn sẽ nhìn thấy các nhà kiểm lâm “bảo vệ nghiêm ngặt” đến mức rừng bị phá ngay sát đồn gác, kiểm lâm vẫn không hề hay biết. Ngay tại cửa rừng lại có một trạm kiểm lâm mà con đường lâm tặc vận chuyển gỗ ra khỏi rừng lại là con đường độc đạo bắt buộc phải đi qua trạm kiểm lâm này.
Tưởng nghiêm ngặt thế thì một que củi cũng chẳng qua lọt. Vậy mà các nhà ảo thuật thuộc “trường phái lâm tặc” giỏi đến mức

Lâm tặc ở đây có trình độ ảo thuật giỏi đến mứcLlL hàng trăm khối gỗ vẫn tuồn ra được khỏi rừng qua con đường độc đạo này. Cứ như thế, như thế, cánh rừng đó trước đây bạt ngàn cây cổ thụ hai người ôm không xuể, nhưng đã do tài “ảo thuật” mà nay chỉ còn lại dấu tích những gốc cây vết cưa thâm mốc.  

Đúng là thói đời “bụt chùa nhà không thiêng”,(dịch vụ kế toán) cứ háo hức xem ảo thuật của nhà ảo thuật Iran, Mỹ rồi tấm tắc khen đến gẫy lưỡi mà không biết rằng Việt Nam có nhiều nhà ảo thuật còn tài ba gấp bốn lần tất cả các nhà ảo thuật trên thế giới cộng lại.