Thứ Hai, 1 tháng 7, 2013

“Người yêu” chung phòng

Những lần cậu và “gấu” dỗi nhau, tớ lại trở thành nơi cho cậu xả ấm ức. Suốt một ngày mặt mày cậu bí xị, tớ buồn cười quá những rồi lại lên kế hoạch để hai đứa giảng hòa.

Này cô bạn cùng phòng ơi, chúng mình chính thức trở thành “người yêu” từ hôm nay nhé! Ăn cùng một nồi cơm, nằm cùng một cái gối, phải yêu nhau nhiều hơn cả người yêu nữa đấy. Chúng ta đã là người một nhà rồi, nên không được bỏ rơi nhau đâu(du hoc nhat ban). Mà người yêu thì có thể bỏ, ruột thịt trong nhà thì không đâu, nhớ nhé!
Những lần nổi hứng ra khỏi nhà và lang thang giữa đêm, đứng trên thành cầu hú hét, nhảy nhót ầm ĩ chỉ vì cảm thấy quá tù túng. Bao nhiêu người chỉ trỏ hai đứa mình cứ như vật thể lạ, nhưng kệ ai muốn nghĩ gì thì nghĩ, chỉ tớ biết rằng cậu đang không được vui, và tớ biết làm gì hơn nữa? Chúng mình sẽ điên cùng nhau!
Những lần tớ lười nấu cơm, cậu cũng nằm dài ôm laptop mê mẩn mấy anh Hàn Quốc, hai cái bụng đói meo nhưng cứ ngoan cố nằm yên chẳng buồn nhúc nhích. Tớ nhìn cậu cau mày, cậu nhìn tớ than thở. Đến lúc dạ dày không cho phép nhịn nữa, hai đứa lại lê la hết quán này quán nọ ăn bù. Rồi bao nhiêu công sức giảm cân đổ xuống sông xuống bể, hai đứa cười xòa “có thực mới vực được đạo” chứ sao! Chúng mình cùng béo!
“Người yêu” chung phòng 1
Những lần hai đứa xuýt xoa về mấy anh diễn viên đẹp trai, rồi ôm ao ước về một chàng hoàng tử trong mơ như thế. Rằng đám cưới tớ sẽ làm phù dâu, còn cậu phải cười thật tươi bên chú rể. Chúng mình sẽ rạng rỡ cùng nhau! 
Rồi rằng nụ hôn đầu của tớ sẽ ở đâu, mối tình đầu của tớ phải là người như anh ấy. Những  bữa cơm mấy đứa con gái ngồi kể về những ước mong, về tên đứa con đầu lòng rồi về những chiều cuối tuần khi mà ngón tay đã mang nhẫn… Chúng mình đã đi qua những giấc mơ như thế, để không phí một thời thanh xuân.
Những lần cậu và tớ chẳng thèm nhìn mặt nhau, cũng chỉ vì tớ trẻ con còn cậu có phần hơi nóng tính. Nhà cửa không ai lau, bàn ăn cũng chẳng ai thèm dọn dẹp. Đến tên cậu tớ cũng chẳng muốn kêu! Mỗi đứa một góc như ở một thế giới riêng, mà ở đó thì đứa kia như tình địch. Thế mà chẳng hiểu sao ngưng đi một lúc, cậu và tớ lại nói “xin lỗi” cùng nhau!
Những lần cậu và “gấu” dỗi nhau, tớ lại trở thành nơi cho cậu xả ấm ức. Suốt một ngày mặt mày cậu bí xị, tớ buồn cười quá những rồi lại lên kế hoạch để hai đứa giảng hòa.
Có những hôm cậu ôm tớ khóc òa, chỉ vì những chuyên buồn, những trở trăn, và bon chen của cuộc sống.
Nghe bờ vai mình rung lên tiếng nấc, tớ thương quá rồi cũng khóc theo! Hai đứa con gái tự dặn nhau phải mạnh mẽ, rằng dù gì chúng mình cũng… có nhau.
Những lần thấy cậu đứng bần thần rồi nhìn xa xăm, new feeds tớ ngập những dòng cậu viết cho gia đình rồi bố mẹ. Tớ biết “người yêu” chung phòng đang nhớ nhà lắm! Nhưng nhà ở xa, vẫn có tớ ở gần ngay đây! Mẹ dặn rồi chúng mình đã là chị em, là người một nhà nên đừng quên nhau đấy nhé! 
Chúng mình đã đi qua một quãng đường để gắn bó với nhau hơn.(du hoc han quoc) Dù không đến từ một nơi nhưng giờ đã ngủ chung một chỗ. Dù mỗi đứa một tính nhưng giờ ăn mình cùng chung một bữa. Nên dẫu có chuyện gì cũng sẽ ở cạnh nhau!
Cảm ơn cậu nhé – bạn cùng phòng, tớ sẽ yêu cậu cho đến lúc nào tớ có… người yêu! 

Giới trẻ tự do ngôn luận: Đáng mừng hay đáng lo?

Hơn bao giờ hết, sự bùng nổ của internet và các mạng xã hội hiện nay đã và đang tạo (du hoc)điều kiện cho giới trẻ thể hiện quyền tự do ngôn luận của mình một cách sáng tạo và cá tính nhất.

Nhưng, đây là điều đáng mừng hay đáng lo thì lại là một câu chuyện khác.

Mừng thì có mừng…

Ấn tượng mạnh nhất trong các “tuyên ngôn” là chính kiến được thể hiện rõ ràng, thẳng thắn và vui nhộn. Bên cạnh đó, hình thức rõ ràng cũng là một điểm thu hút một lượng lớn fan, chẳng hạn như: bố cục, hiệu ứng âm thanh rõ ràng và ánh sáng đẹp. Nếu loạt clip của Nigahiga làm người xem cười ngả nghiêng, thu hút hàng chục triệu lượt xem thì Nguyễn Thành Phong, được biết đến dưới tên “Sát thủ đầu mưng mủ”, luôn là tâm điểm với các tranh biếm họa về nhiều vấn đề đa dạng, từ giao thông đến giáo dục, gia đình...
Giới trẻ tự do ngôn luận: Đáng mừng hay đáng lo? 1
Nigahiga (trái) và Nguyễn Thành Phong (phải).

… Nhưng cũng lo lắng

Tuy nhiên, không thể phủ nhận rằng một số “tuyên ngôn” mang đậm tính chất gây sốc. Nhiều trường hợp còn vướng phải tình trạng phát ngôn gây phản cảm, ngôn từ chợ búa. Hơn hết, việc theo dõi những “phát ngôn” trong trào lưu này đòi hỏi người xem phải có một ý kiến trung lập, trong việc đánh giá và tiếp thu tích cực.

Và chờ đón những nhân tố lạ
Giới trẻ tự do ngôn luận: Đáng mừng hay đáng lo? 2
Những hình biếm họa được chia sẻ trên fanpage của Karik

Cuối cùng, yếu tố “mới lạ” đóng vai trò trọng yếu trong việc khẳng định cá tính của các “phát ngôn viên”. Gần đây, có thể kể đến Karik, rapper trẻ với các hits “Ế” và “Rắc rối”, cũng nhiệt tình tham gia vào trào lưu này. Chẳng những bắn rap tốt, mà Karik đã làm các fan của mình bất ngờ và vô cùng thích thú khi chia sẻ các bức biếm họa trên trang Facebook cá nhân của mình(du hoc nhat). Trong đó tả lại việc cậu này rơi vào các tình huống dở khóc dở cười trong thang máy hay phòng karaoke cùng biểu hiện kỳ quặc của những người xung quanh. Tuy nhiên, nguyên nhân của những phản ứng kỳ quặc này này hãy còn là một ẩn số trong các cuộc thảo luận online.

Cận cảnh công việc thu hoạch dâu mùa hè của SV Việt tại Nga

Cảm giác tự tay thu hoạch từng quả dâu chín một nằm dài trên mặt đất mới thú vị làm sao. Và phần công mà bạn nhận được cũng rất đáng để thử đấy.

Một năm học khép lại cũng là lúc kỳ nghỉ hè bắt đầu. Mùa hè cũng là quãng thời gian để mỗi du hoc sinh có thể thoải mái thực hiện những dự định của riêng mình. Có bạn trở về Việt Nam thăm gia đình, có bạn muốn đi du lịch khám phá khắp nơi và cũng có những bạn chọn ở lại, tranh thủ kiếm công việc làm thêm để kỳ nghỉ hè của mình không nhàm chán và lãng phí. Chuyện du học sinh đi làm thêm hè không còn là điều mới mẻ, thậm chí giờ đây nó còn trở thành một nhu cầu tất yếu. Chính vì thế, những công việc dành cho sinh viên nước ngoài ở nơi đất khách quê người ngày càng phong phú. 

Ở Nga, theo luật, sinh viên nước ngoài không được phép đi làm nên cơ hội để được làm thêm ở các cửa hàng, nhà hàng hay các công ty của Nga là hoàn toàn không thể. Tuy nhiên trong thời gian gần đây, xuất hiện một công việc rất mới mẻ, thú vị, thu hút nhiều bạn trẻ tham gia và quan trọng nhất là ai cũng có thể làm, không phân biệt người nước ngoài hay người bản địa, đó là đi thu hoạch dâu tây cho các nông trường.

Lần này, các bạn sẽ được đến khu vườn dâu Lenin nằm bên rìa thành phố Moscow, và tận mắt chứng kiến công việc mùa hè khá thú vị tại đây. Để đến được vườn dâu Lenin, bạn chỉ cần đi đến ga tàu điện ngầm Domodedovskaya (Домодедовская), rồi lên mặt đất là sẽ có xe của công ty đợi đưa bạn đi đến tận vườn.

Cận cảnh công việc thu hoạch dâu mùa hè của SV Việt tại Nga 1
Ruộng dâu trải dài bất tận

Cận cảnh công việc thu hoạch dâu mùa hè của SV Việt tại Nga 2
Những quả dâu đỏ chín căng mọng trên đất

Cận cảnh công việc thu hoạch dâu mùa hè của SV Việt tại Nga 3
Đây là một công việc thú vị dành cho tất cả sinh viên tại Nga
Công việc này đặc biệt ở chỗ, nông trường sẽ trả công cho bạn không phải bằng tiền mà là 10% chính số dâu mà bạn thu hoạch được. Ngoài ra, bạn còn được phép thưởng thức những trái dâu chín mọng, tươi ngon ngay tại ruộng dâu. Chỉ cần có mặt đúng giờ tại điểm tập kết, xe của công ty sẽ đưa đón bạn miễn phí tới nơi thu hoạch. Ở đó, mỗi người sẽ được phân theo từng hàng để thu hoạch dâu tây trong khoảng 5 – 6 giờ đồng hồ. 

Cận cảnh công việc thu hoạch dâu mùa hè của SV Việt tại Nga 4

Bạn V.Anh cho biết: "Mỗi lần hái thì mình phải cẩn thận tuyệt đối, kiểu như nâng như trứng mà hứng như hoa vậy đó. Bởi vì dâu rất dễ dập nếu như bạn làm quá mạnh tay. Trung bình một buổi tụi mình có thể hái được hơn 10 thùng, nên sau khi đó phần công mình nhận được cũng khá nhiều. Tụi mình thường giữ lại một ít để ăn, và số còn lại sẽ mang đi bán lấy tiền". Năm nay là năm đầu tiên có hình thức đi làm trả công bằng dâu như thế này. Trước đó, nếu muốn đi hái dâu thì thường phải đi xa thành phố và phải trả tiền cho chủ để được vào vườn hái (những vườn dâu kiểu này mang tính dịch vụ picnic, dã ngoại), sau đó lại phải trả tiền cho số dâu mình hái để được mang về. Giá dâu ở Nga tuy vào giữa mùa nhưng vẫn rất đắt so với túi tiền sinh viên, dao động từ 200-250 rúp (140.000 -180.000/kg).

Thu hoạch những trái dâu chín tưởng chừng như nhẹ nhàng, đơn giản nhưng thực ra rất tốn sức và tỉ mẩn đấy chứ! Đặc biệt đối với những bạn chưa bao giờ làm nông thì đây thực sự là một trải nghiệm thú vị. Một ngày làm việc hăng say trên cánh đồng cũng sẽ giúp chúng ta phần nào hiểu được rằng để làm ra sản phẩm, người nông dân đã phải vất vả như thế nào.

Cận cảnh công việc thu hoạch dâu mùa hè của SV Việt tại Nga 5
Những quả dâu chín đỏ

Cận cảnh công việc thu hoạch dâu mùa hè của SV Việt tại Nga 6
Mọi người cứ thế mà hái những quả chín cho vào hộp

Cận cảnh công việc thu hoạch dâu mùa hè của SV Việt tại Nga 7
Công việc nhìn thì khá nhẹ nhàng, nhưng bạn cần phải cẩn thận và kiên nhẫn.

Cận cảnh công việc thu hoạch dâu mùa hè của SV Việt tại Nga 8
Trong phút chốc bạn sẽ hái được đầy cả hai thùng đầy dâu tươi

Cận cảnh công việc thu hoạch dâu mùa hè của SV Việt tại Nga 9
Cô bạn du học sinh Việt đang khoe chiến tích của mình - hoc bong du hoc

Cận cảnh công việc thu hoạch dâu mùa hè của SV Việt tại Nga 10

Cận cảnh công việc thu hoạch dâu mùa hè của SV Việt tại Nga 11
Mỗi buổi sau khi hái xong thì người quản lý ruộng dâu sẽ đến ghi chép, kiểm tra

Cận cảnh công việc thu hoạch dâu mùa hè của SV Việt tại Nga 12
Cận cảnh công việc thu hoạch dâu mùa hè của SV Việt tại Nga 13
Các thùng được tập kết một chỗ chuẩn bị lên đường

Cận cảnh công việc thu hoạch dâu mùa hè của SV Việt tại Nga 14

Cận cảnh công việc thu hoạch dâu mùa hè của SV Việt tại Nga 15
Đây thật sự là một công việc thú vị dành cho du học sinh tại Nga trong mùa hè năm nay.

Thứ Hai, 10 tháng 6, 2013

Diễn quanh năm vẫn nghèo: Bươn chải với nghề

Con đường theo đuổi nghề của họ gặp không ít gian nan, thử thách nhưng nhiều người vẫn đang từng ngày vượt qua để sống trọn với đam mê


Ghé vào quán cà phê cóc trên đường Phan Kế Bính, quận 1 - TP HCM, nhìn người đàn ông với nước da đen nhẻm , dáng người rắn rỏi(du hoc duc), phong trần đang tất tả pha cà phê, bưng bê phụ vợ, ít ai nhận ra đó là diễn viên Thạch Kim Long- người đã ghi dấu ấn với vai Huân trong phim Đừng đốt (đạo diễn: Đặng Nhật Minh), Hoạt trong Rừng đen (đạo diễn: Vương Đức) và mới đây nhất là Thạch Xoan - vị tướng người Khmer dưới quyền phó quản Trương Định trong Bình Tây đại nguyên soái (đang phát sóng lúc 17 giờ 30 phút trên HTV9).

Diễn viên Thạch Kim Long trong phim Rừng đen Ảnh: NVCC
Nghệ sĩ không "sao"
Hơn 10 năm trong nghề và tham gia hàng chục phim: Mùa len trâu, Dưới cờ đại nghĩa, Người gác mộ, Trái tim bé bỏng, Vó ngựa trời Nam... nhưng tới giờ, Thạch Kim Long cùng vợ con vẫn phải sống trong một căn nhà trọ nhỏ bé tại một con hẻm quận 3. Sau những giờ lăn lộn trên phim trường, anh lại trở về với công việc hằng ngày là bán cà phê phụ vợ kiếm tiền sinh sống.
Sinh ra và lớn lên trong một gia đình làm nông ở Đồng Tháp, thuở nhỏ, Thạch Kim Long đã nhen nhóm ước mơ làm diễn viên nhưng gia đình nghèo khó và việc học hành của anh cũng vì thế mà dang dở. Năm 18 tuổi, anh khăn gói lên TP HCM tìm cơ hội đổi đời và theo đuổi giấc mơ. Nhưng cuộc sống ở chốn đô thị không dễ dàng, Thạch Kim Long đã phải vất vả kiếm sống bằng đủ thứ nghề: thợ hồ, bảo vệ nhà hàng, chạy bàn quán cà phê, phụ bán thịt heo... Sau khi dành dụm được số tiền ít ỏi, anh theo học bổ túc chương trình trung học. Có được bằng tốt nghiệp rồi nhưng cơ hội vẫn chưa đến, anh về quê cưới vợ, làm ruộng.
Nhưng có một điều gì đó thôi thúc khiến anh không thể an phận.Thạch Kim Long dắt díu vợ con trở lên TP HCM tiếp tục kiếm kế sinh nhai và chờ đợi cơ hội. Đam mê và quyết tâm theo đuổi nghề diễn viên, anh liều lĩnh nộp đơn thi vào khoa đào tạo diễn viên của Hội Điện ảnh TPHCM.
Sau khi tốt nghiệp năm 1996, Thạch Kim Long bước vào con đường diễn xuất. Nhưng gần 10 năm anh hầu như chỉ xuất hiện trong vài ba phim, toàn vai phụ, tên tuổi không ai biết đến, thu nhập bấp bênh. Khoảng thời gian đó, anh lại trở về với công việc mưu sinh chính là bán cà phê kiếm sống qua ngày. Khi được diễn viên Kiều Trinh giới thiệu với đạo diễn Vương Đức, anh bất ngờ tỏa sáng với vai Hoạt trong phim truyện nhựa Rừng đen (Bông sen bạc LHP Việt Nam lần thứ 16).
Tiếp sau đó là Đừng đốt (Bông sen vàng LHP Việt Nam lần thứ 16) với vai thượng sĩ phiên dịch Huân. Kể từ đó, tên tuổi Thạch Kim Long mới được khán giả biết đến nhiều hơn. Gương mặt góc cạnh và lối diễn xuất tự nhiên đã giúp anh luôn có cơ hội nhận được những vai diễn thể hiện chất nam tính.
Những năm trước, hầu như thu nhập chính của gia đình của diễn viên Thạch Kim Long là tiền lời kiếm được từ quán cà phê cóc, tiền đóng phim của anh chỉ là phụ thêm. Nay việc buôn bán cầm chừng, thu nhập ngày có ngày không nên mọi chi phí trong gia đình từ tiền nhà trọ, chợ búa, con cái học hành đều phải nhờ cậy vào tiền thù lao đóng phim của anh. Dù tên tuổi đang được biết đến nhưng cuộc sống kinh tế của gia đình anh vẫn chật vật.
Chấp nhận sống nghèo
Diễn viên Thạch Kim Long cho biết: "Tôi thường hay đóng phim thuộc dòng nghệ thuật nên không thể chạy sô nhiều, một năm được vài ba phim. Tiền cát- sê chỉ đủ trang trải cuộc sống chứ không mấy dư dả. Năm ngoái, tôi chỉ đóng được 2 phim là Bình Tây đại nguyên soái và Biển xanh và ốc nhỏ, tiền cát-sê cộng lại khoảng 130 triệu đồng, trừ chi phí đầu tư cho vai diễn còn lại khoảng 100 triệu đồng". Ở cái tuổi ngoài 40 "trẻ đã qua mà già chưa tới" , anh cũng gặp không ít khó khăn trong việc tìm vai diễn. Vì vậy tranh thủ phụ vợ buôn bán và chờ đợi những vai diễn hay trên màn ảnh là thượng sách.
Với những diễn viên mới vào nghề, chưa thật nổi tiếng, chưa được nhiều đạo diễn để ý tới thì việc kiếm tiền bằng vai diễn còn khó khăn gấp trăm lần, có khi một năm mới được mời đóng một vai phụ, chấp nhận theo đoàn làm phim ròng rã cả tháng nhưng cát-sê chẳng được là bao. Diễn viên Ngọc Lan cho biết lúc mới ra trường, chị thường xuyên đóng vai phụ với mức cát-sê khoảng chừng 200.000 đồng/ phân đoạn. Chạy cùng lúc 3-4 phim nhưng đều là vai phụ nên tiền cát-sê cũng chỉ đủ "đắp đổi qua ngày". Diễn viên Phùng Ngọc Huy tiết lộ: "Lúc đóng vai Quốc trong phim Cổng mặt trời, tôi phải mượn quần áo của anh trai vì không có tiền mua trang phục cho vai diễn, giá cát-sê cho vai thứ chính lúc đó cũng chỉ có 200.000 đồng/ phân đoạn".
Lớp diễn viên trẻ đang tạo được dấu ấn trên màn ảnh cũng thừa nhận rằng họ đã và đang phải sống khá bấp bênh với số tiền cát-sê thu được. "Nếu chỉ sống bằng tiền cát-sê đóng phim dạng vai phụ như tôi thì có lẽ không bao giờ đủ vì cát-sê thấp mà còn phải tự mua sắm trang phục, nhất là khi vào vai tiểu thư, nhà giàu.(du hoc han quoc) Tôi đi hát, làm MC để kiếm thu nhập bù qua sớt lại. Nghề là duyên nợ rồi nên có nghèo cũng không bỏ được"- diễn viên Hiền Trang chia sẻ.
Lê Bê La dù may mắn có được những vai chính nhưng vì không có nghề tay trái nên dù nhiều năm miệt mài trên trường quay, vất vả theo từng vai diễn, cuộc sống, theo cô cho biết, cũng chỉ gọi là tạm đủ. Cô gái đến từ cao nguyên này vẫn khao khát có thêm những vai diễn hay. Diễn viên Nguyễn Hậu từng nói: "Hằng ngày, Lê Bê La vẫn một mình một xe tới phim trường. Bê La chấp nhận sống nghèo, an phận với người chồng là phó đạo diễn để dành thời gian phát triển con đường nghệ thuật lâu dài". Những diễn viên khác như Nguyệt Ánh, Lương Thế Thành, Trí Quang... cũng có thu nhập chỉ tạm đủ sống dù diễn quanh năm.

Một lần và mãi mãi!

Tôi đã nằm thừ trên giường không thiết ăn uống gì trong vòng ba ngày trời. Đối với tôi lúc ấy, thực sự là một trong những thất bại cay đắng nhất trong đời học sinh – rớt Đại học Quốc gia Hà Nội! Thoạt tiên, tôi nghĩ rằng mình phải ôn thi để thi lại vào trường đại học đó cho đến khi đậu thì thôi!(du hoc new zealand) Trong lúc ấy, kinh tế gia đình tôi chẳng lấy gì làm khá giả, cho nên ý định ôn thi lại là không thể thực hiện, và cha mẹ tôi thì bảo tôi nộp đơn đăng ký học nguyện vọng hai.
Cuối cùng, tôi đành miễn cưỡng đăng ký nguyện vọng hai, theo học trường Đại học Trà Vinh – một ngôi trường mới thành lập được năm năm, ở một tỉnh đồng bằng sông Cửu Long xa tít. Trong khi đó, hầu hết những người bạn tôi ở quê – Hà Tĩnh, lại đậu và theo học những trường đại học lớn tại Hà Nội. Tôi cảm thấy tự ti trước họ. Thể xác tôi bước chân vào trường Đại học Trà Vinh mà tâm hồn tôi thất tha thất thểu vì sự bất mãn không ai sớt chia và thấu hiểu.
Sau buổi học giáo dục quốc phòng, tôi trở về và tự giam mình trong căn phòng trọ mười mấy mét vuông nóng hừng hực. Chiếc kim đồng hồ nặng nề, khó nhọc nhấc từng milimet, thời gian như ngưng đọng lại không buồn trôi và sự chán chường như muốn kéo dài mãi ra! Tôi trượt dài trên sườn dốc của sự tuyệt vọng! Cho đến một ngày kia.
Tiếng chuông đồng hồ báo thức vang lên inh ỏi, phải cố gắng lắm tôi mới có thể nhấc nổi thân mình và lê từng bước nặng nhọc vào nhà tắm. Trở ra với một bộ dạng trông thật thảm hại. Than ôi! Thực trạng hiện thời mới khác xa quá khứ một cách phũ phàng làm sao! Rồi tôi bật khóc như một đứa trẻ lên ba.  Vứt hết! Tôi bê cả chồng sách ném vào tường. Đột nhiên “xoảng”. Nắp hộp bằng kim loại bật ra, một cục gôm còn mới tinh văng ra theo. Rồi bỗng nhiên biết bao nhiêu kỷ niệm của ngày xưa ùa về.
Trong giờ học mỹ thuật. 
- Các em ạ! Trong môn mỹ thuật, cứ mỗi lần các em vẽ sai, thì các em có thể dùng cục gôm để xóa đi nét vẽ sai đó và vẽ lại từ đầu. Thế nhưng, trong cuộc sống, sẽ không hề có những cục gôm để xóa sạch đi những sai lầm và cả những lỗi lầm mà các em gây ra cho người khác. Vì vậy cho nên, cô muốn các em phải cố gắng hết sức đừng bao giờ làm điều gì có lỗi và gây tổn thương người khác!
Cô còn nhẹ nhàng căn dặn tôi – cậu học trò xuất sắc nhất khối nhưng lại luôn cảm thấy tự ti vì cái nghèo của mình.
- Em hãy nhớ câu này: “Bạn đã ở đâu, bạn đang ở đâu không quan trọng. Điều quan trọng là bạn sẽ đi đến đâu”.
 
Sau buổi học cuối cùng đó, chúng tôi được nghỉ hè và cũng là lúc cô chuyển công tác tới trường khác. Ngày tạm biệt cô, là con trai nhưng tôi là người khóc nhiều nhất. Và hôm đó cô tặng tôi một chiếc hộp bằng kim loại được bọc bằng giấy kim tuyến óng ánh trong đó là một cục gôm và một cuốn sách với câu danh ngôn nói trên nằm ngay trang đầu.
Đã hơn sáu năm trôi qua, dường như lời giảng của cô vẫn còn vang vọng đâu đây. Dạ! Em nhớ rồi cô ạ! Bằng cách xuất phát tại ngôi trường này, em cũng có thể đi đến bất cứ nơi nào, thực hiện bằng được những ước mơ mà em hằng ấp ủ!
Tôi ngước nhìn lên và lúc này nước mắt tôi lại tiếp tục trào ra.(du hoc nhat ban) Nhưng lần này là những giọt nước mắt của niềm hạnh phúc. Tôi lại nhớ về cô, gọi thầm tên cô trong miên man vô thức cùng lời hứa thầm với cô bằng tất cả danh dự: Em sẽ sống xứng đáng với tất cả những niềm tin và tình cảm đặc biệt mà cô đã dành cho em! Một lần và mãi mãi! Cô Quế à!

Có chữ thì cán cuốc mới thành cơm

Ngày ấy nhà tôi nghèo lắm. Nghèo đến mức có mỗi chiếc mâm gỗ là tài sản quý giá nhất mẹ tôi cũng mang đi đổi gạo để nuôi 4 đứa con nhỏ dại. Tôi là anh cả, đang học lớp 8, mấy lần bỏ học nhưng mẹ bảo: “Ngày nào mẹ còn sức đủ để làm thuê lấy tiền mua sắn, mua khoai cho các con ăn thì con cứ học. Không có chữ, sau này con cũng khổ như mẹ thôi”.(du hoc nhat) Mặc dù còn nhỏ nhưng tôi cũng thấu hiểu được cái nghèo nên quyết định bỏ học đi làm thuê. Làng nghèo, mới nổi lên nghề đốt gạch, tôi xin được “một chân” đóng than thuê.
Ảnh từ internet (chỉ có tính minh họa)
Hằng ngày, từ sớm tinh mơ đến mù mịt tối, tôi vật lộn trong đống than, đen nhẻm. Song cũng từ ngày ấy, đến bữa, thi thoảng nồi sắn đã lưa thưa có những hạt cơm. Mấy lần cô giáo và bạn bè vào tìm tôi đến lớp nhưng rất ít gặp bởi lúc ấy tôi đang ngoài bãi than. Cô chủ nhiệm nhìn mẹ tôi trong dáng gầy teo tóp: “Chị cố động viên cho cháu tới lớp nhé. Các bạn trong lớp ai cũng mong em trở lại đấy. Vừa qua, nhà trường đã quyết định may tặng em một bộ quần áo mới”. Mắt mẹ nhạt nhòa.
Tuần nào cũng thế, sau giờ tan lớp, cô và các bạn lại tìm đến nhà tôi động viên, không gặp, mọi người vẫn đến. Nhưng cũng chẳng còn cách nào khác, nếu tôi không nghỉ học đi làm thuê kiếm miếng cơm thì những đứa em của tôi cũng sẽ chết đói. Trước khi ra về, cô chủ nhiệm nói với mẹ tôi: “Đây là bộ quần áo các bạn trong lớp góp tiền mua tặng em, mong chị nhận giúp và cố gắng động viên cháu tới lớp…”. Tôi chạy vụt ra ngoài còn mẹ thì ra vườn đào một khóm sắn, củ thật to biếu mọi người. Lát sau, tất cả ra về, tôi hỏi bộ quần áo đâu. Mẹ chỉ cúi mặt và nhìn vào xa xăm…
Thời gian cứ lặng lẽ trôi đi, gần hết học kỳ một nhưng nhà trường vẫn cử cô giáo đến gia đình động viên tôi đi học. Nhìn cử chỉ cô giáo chủ nhiệm hiền từ mà âu yếm, giọng cô trầm ấm, đúng như lời mẹ vẫn thường ru tôi ngày bé. Bạn bè có lẽ chưa thể thấu hiểu được cuộc đời nên vẫn cứ tung tăng, nô đùa. Chỉ có tôi là sự già nua hằn sâu tận khóe mắt. Nghe cô phân tích, chỉ bảo, tôi lặng lẽ nuốt từng lời mà thấy hay quá. Có lần trong một bài giảng cô nói: “Con người phải có chữ, không có chữ như người mù lội sông. Lội mãi cũng chẳng tới bờ”…
Hôm ấy trời mưa rả rích. Trên tay tôi là một cái cuốc vẫn đang cào đống than. Đời làm thuê, cuốc mướn là thế, người ta vẫn bảo ráo mồ hôi là hết tiền vì vậy mưa tôi vẫn phải làm. Làm để trưa nay nhà có thêm đấu gạo. Tôi đang mải miết với đống việc vất vả, bất chợt một giọng nói nhè nhẹ, thân quen từ phía sau làm tôi hơi giật mình: “Chẳng lẽ cuộc đời em chỉ là cái cuốc này thôi sao?”. Tôi quay lại và giật thót mình: Tại sao lại là cô? Cô chủ nhiệm, sao cô lại ở đây?”. Ý nghĩ đó tôi không thể phát thành lời.
Trong bộ quần áo mưa, trên tay cầm một chiếc ô, có lẽ cô đã đứng nhìn tôi từ rất lâu nên mới cảm nhận để nói được những lời đầm ấm đến thế. (du hoc singapore)Cô gỡ nhẹ tay tôi, cầm lấy cái cuốc và đem ra bờ suối thả cho nó trôi theo dòng nước rồi lặng lẽ quay đầu xe đi về để lại trong tôi một nỗi trống vắng đến cháy lòng. Sau đó ba ngày tôi quyết định đến trường. Lần này mẹ lại khóc và cô cũng khóc…

Hôm nay em lười học, lỗi tại thầy đẹp trai!

Bọn quái 12 văn chúng tôi chính là phản đề 1/3 cho lời tuyên bố ngạo mạn đó. Phản đề 1/3 tức là vẫn sợ xanh mặt hóa, toán(du hoc my). Còn lý ư, cả lũ con gái chúng tôi mong đợi từng ngày ấy chứ! Vì một lẽ đơn giản: thầy quá đẹp trai và vui tính.
Hôm nghe thông báo có một thầy giáo dạy lý mới toe, Thùy Linh hóng hớt trước, chạy về kêu ầm lên:
- Lớp ơi! Thầy handsome…
Cả bọn rú lên sung sướng, khi thầy bước vào cửa lớp. Vẻ đẹp lãng mạn, buồn đến nao lòng ngay lập tức làm cho 30 đứa con gái tròn mắt. Còn 3 thằng con trai trong lớp ngán ngẩm vì nhan sắc không bằng người của chúng. Vậy là kể từ đó, bọn con gái tự dưng ngoan hiền, gọi dạ bảo vâng, không còn hội chua ngoa ngồi vêu mồm chém gió nữa. Chúng thầm thì với nhau, duyên dáng và răm rắp nghe lời thầy handsome.
Tưởng lớp yên tĩnh, kỳ thực vẫn là những tiếng thầm thì nho nhỏ. Cẩm Hằng ngôi thả bút chống cằm nhìn thầy mơ tưởng: “Đôi mắt xa xăm của “anh” buồn”… Có lẽ, Tago lúc làm bài thơ số 28 cũng chỉ lãng mạn đến mức này. Dãy bàn bên kia, Ngọc Hà lén lấy cái gương nhỏ xíu vuốt lại cái tóc mai, vuốt mãi nó bóng dầu lên í. Con Thủy lúng liếng đưa đôi mắt long lanh dõi theo từng lời thầy giảng. Chúng kháo nhau rồi rúc rích đắc ý với phát hiện mới: “Thầy chưa vợ, woa”!!!
Mà đúng thầy đẹp trai, nhưng mặt thầy sao buồn quá! Bọn lớp văn chúng tôi không thể không thắc mắc. Mỗi lần lớp làm bài tập, đôi mắt thầy lại xa xăm buồn. Chúng tôi đoán già đoán non, có đứa bảo: Chắc là thầy thất tình… Tội nghiệp thầy… Nhưng mà nguyên nhân đó vẫn không phải. Dạy lớp được vài tuần mới biết thầy đã có vợ. Bọn quỷ lớp tôi lại quy cho thầy bị vợ mắng nên mới buồn đến thế. Thầy hiền ơi là hiền, lâu lâu ngoảnh xuống mỉm cười với trò. Nhiều lúc trò ngồi làm bài tập, thầy đưa mắt ra cửa nhìn vào xa xăm. Chả thế mà thi sĩ cành mơ vô danh của lớp xót xa:
Hôm nay em lười học
Lỗi tại thầy đẹp trai
Thầy nhìn em thật khẽ
Em mủm mỉm cười hoài

Sao thầy cứ nhìn em
Bằng dịu dàng như thế
Tim em đâm rất khẽ
Nhói đau thầy biết không?
Không biết ai viết ra cả bài thơ dài loằng ngoằng với đại ý là lớp văn học kém môn lý là do thầy quá handsome, cả lớp được dịp chuyền tay nhau đọc, nhốn nha nhốn nháo mặc kệ thầy giảng nói gì. Ai dè sơ sẩy thế nào mà vào tay thầy.
Lớp im bặt. Không gian trở nên nghiêm trọng. Đứa nào cũng dán mắt vào từng động thái chuyển biến của thầy.
- Ai làm bài thơ này?
Ở bàn dưới cùng, có người từ từ đứng dậy, mặt đỏ bừng. Là thằng Duy.
- Em thưa thầy, em xin lỗi, là em ạ…
Nhưng thật bất ngờ, thầy xuống bắt tay hắn ta, rồi đọc to bài thơ, vừa đọc vừa bình phẩm làm cho lớp được hôm cười vỡ bụng. Đang cười vui vẻ, thầy cho một đống bài tập khó nhằn. Nếu là hôm khác, thì đứa nào cũng tự dưng đau bụng nằm bẹp trên bàn, nhưng vì vui vẻ nên đứa nào cũng hứng thú, tranh cướp nhau lên bảng, rồi vò đầu bứt tóc cắm cúi làm.
Điểm lý của lớp được cải thiện dần dần.(du hoc canada) Lớp tôi được dịp vênh váo. Thầy luôn cố gắng truyền đạt bằng một cách giảng dễ hiểu nhất, hình ảnh và sinh động nhất. Thầy lại hay pha trò, chọc cười lớp, và mỗi tiết lý trôi qua là một hành trình khám phá bất tận.
Kể cũng lạ, từ dạo đó, bài thơ của lớp tôi được phát tán khắp nơi, chúng tôi đã trở thành giai thoại phản đề một phần ba cho các khóa sau này!
Thấm thoắt đã hai năm trôi qua, phản đề 1/3 vẫn còn in đậm trong tâm trí. Không biết thầy handsome của chúng tôi có còn nhìn ra xa xăm nơi ô cửa?..